Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã là bao nhiêu?
Theo quy định tại Mục 4 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã được hưởng các khoản phụ cấp gồm: Phụ cấp thâm niên vượt khung; phụ cấp chức vụ lãnh đạo; phụ cấp kiêm nhiệm chức vụ, chức danh. Vậy cụ thể, phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã như thế nào?
– Phụ cấp thâm niên vượt khung: Căn cứ Điều 18 Nghị định 33/2023/NĐ-CP, phụ cấp thâm niên vượt khung của Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã được thực hiện như phụ cấp của các chức danh công chức, chức vụ cán bộ khác.
Bạn đang xem: Phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã từ 01/7/2023 là bao nhiêu?
Do đó, căn cứ Thông tư số 04 năm 2005 của Bộ Nội vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung của đối tượng này là 5% mức lương của bậc lương cuối cùng, từ năm sau đó trở đi, mỗi năm được tính hưởng thêm 1% với các đối tượng:
- Có 03 năm xếp lương ở bậc cuối cùng từ A0 – A3, hoàn thành nhiệm vụ được giao hàng năm và không bị kỷ luật khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ bầu cử.
- Đã có hai năm xếp lương ở bậc lương cuối cùng của B và C, hoàn thành nhiệm vụ được giao, không bị xử lý kỷ luật bằng một trong các hình thức gồm khiển trách, cảnh cáo, cách chức hoặc bãi nhiệm trong thời gian giữ chức vụ…
– Phụ cấp chức vụ lãnh đạo: Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã là cán bộ cấp xã nên được hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạo theo khoản 4 Điều 19 Nghị định 33/2023/NĐ-CP với hệ số phụ cấp là 0,15.
Do không có cải cách tiền lương nên phụ cấp chức vụ lãnh đạo vẫn được tính theo công thức: Phụ cấp chức vụ lãnh đạo = 0.15 x 1,8 triệu đồng/tháng (mức lương cơ sở mới từ ngày 01/7/2023). Bởi vậy phụ cấp chức vụ lãnh đạo của đối tượng này là 270.000 đồng/tháng.
– Phụ cấp kiêm nhiệm: Mức phụ cấp này được nêu tại Điều 20 Nghị định 33/2023/NĐ-CP. Theo đó, do Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã là cán bộ xã nên căn cứ Điều 20 Nghị định này, nếu đối tượng này kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác thì sẽ được hưởng phụ cấp kiêm nhiệm như sau:
- Làm giảm 01 người trong số lượng cán bộ, công chức cấp xã đã được giao: Với phường loại 1 là 23 người, loại 2 là 21 người, loại 3 là 19 người; với xã, thị trấn thì loại 1 là 22 người, loại 2 là 20 người, loại 3 là 18 người.
- Chức danh, chức vụ kiêm nhiệm phải khác với chức vụ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh cấp xã.
- Thời gian bắt đầu hưởng phụ cấp kiêm nhiệm: Từ ngày quyết định việc kiêm nhiệm.
- Mức phụ cấp kiêm nhiệm: 50% mức lương bậc 1 cộng với phụ cấp chức vụ lãnh đạo của chức vụ, chức danh kiêm nhiệm (nếu có) cán bộ, công chức cấp xã và 100% mức phụ cấp nếu kiêm nhiệm thực hiện nhiệm vụ
- Được hưởng mức phụ cấp kiêm nhiệm cao nhất nếu kiêm nhiệm nhiều chức danh, chức vụ.
- Không dùng phụ cấp này để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế.
Tiêu chuẩn của chức vụ Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã
– Đáp ứng tiêu chuẩn chung theo Luật Cán bộ, công chức, điều lệ Hội Cựu chiến binh, quy định của Đảng… (nếu có) cũng như tiêu chuẩn về độ tuổi theo các căn cứ trên.
Xem thêm : Quả sung khô Úc
– Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
– Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên trừ trường hợp điều lệ Hội Cựu chiến binh có quy định khác.
– Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên trừ trường hợp điều lệ Hội Cựu chiến binh có quy định khác.
Căn cứ Điều lệ Hội Cựu chiến binh, những người được xét kết nạp vào Hội gồm:
1. Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945.
2. Cán bộ, chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm: Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, Bộ đội biên phòng, Biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
3. Cán bộ, chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
4. Công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
Xem thêm : Bà bầu ăn cơm cháy được không? Có an toàn không?
5. Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
6. Hạ sĩ quan, binh sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại: Các xã, huyện, tỉnh miền núi; xã, huyện biên giới đất liền, hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
7. Quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đầu biên giới, hải đảo.
8. Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng. Quân nhân hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ khi ra quân là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam hoặc được địa phương, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam.
9. Những quân nhân, Cựu quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị.
Những người trên đây giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương, cơ quan, đơn vị; hoàn thành nhiệm vụ được giao; thực hiện tốt nghĩa vụ công dân; có đạo đức và lối sống lành mạnh; gắn bó mật thiết với Nhân dân, được Cựu chiến binh và Nhân dân tín nhiệm, tán thành và tự nguyện thực hiện Điều lệ Hội, nhiệm vụ hội viên, làm đơn xin vào Hội đều được xem xét kết nạp vào Hội.
Trên đây là giải đáp chi tiết về phụ cấp Chủ tịch Hội Cựu chiến binh xã. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp