Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan được VnDoc sưu tầm và giới thiệu tới các bạn học sinh cùng quý thầy cô tham khảo. Nội dung tài liệu sẽ giúp các bạn học sinh học tốt môn Hóa học lớp 11 hiệu quả hơn.
>> Mời các bạn tham khảo một số nội dung liên quan:
Bạn đang xem: Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan
- Đề thi học kì 1 hóa 11 năm 2022 – 2023
- Phương trình phân tử và ion rút gọn BaCl2 + H2SO4
- Phương trình ion rút gọn (NH4)2SO4 + NaOH
- Phương trình ion rút gọn HClO + KOH
I. Khái niệm phương trình ion rút gọn
Phương trình ion rút gọn của phản ứng cho biết bản chất của phản ứng xảy ra trong dung dịch chất điện li.
Phương trình ion là một dạng phương trình hóa học đặc biệt, trong đó các chất điện li trong dung dịch nước được biểu diễn dưới dạng ion. Thông thường, các phản ứng ion xảy ra khi các muối hòa tan trong nước tạo thành các ion. Các ion trong dung dịch nước tồn tại ổn định nhờ vào tương tác ion lưỡng cực với các phân tử nước. Tuy nhiên, phương trình ion có thể áp dụng cho bất kỳ phản ứng và phân ly điện phân nào trong dung môi phân cực.
Phương trình ion rút gọn là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực hóa học, vì nó giúp chỉ định các phần tử tham gia và chịu ảnh hưởng trong phản ứng hóa học. Đặc biệt, phương trình ion rút gọn thường được sử dụng trong các phản ứng oxi hóa-khử, phản ứng trao đổi và phản ứng trung hòa axit-bazơ.
Một số lưu ý khi viết phương trình ion rút gọn:
Muốn viết được phương trình ion thu gọn, học sinh phải nắm vững được bảng tính tan, tính bay hơi, tính điện li yếu của các chất, thứ tự các chất xảy ra trong dung dịch.
Những chất rắn, chất khí, nước khi viết phương trình ion là viết ở dạng phân tử. Những chất tan được trong dung dịch thì viết ở dạng ion
Phương trình ion rút gọn là phương trình hóa học trong đó có sự kết hợp các ion với nhau.
II. Các dạng phản ứng thường gặp khi sử dụng phương trình ion rút gọn
Với phương pháp sử dụng phương trình ion rút gọn nó có thể sử dụng cho nhiều loại phản ứng: Trung hòa, trao đổi, oxi hóa – khử,… Miễn là xảy ra trong dung dịch.
1. Phản ứng trung hòa: (Phản ứng giữa axit với bazơ)
Phương trình phân tử:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H2SO4 + 2KOH → K2SO4 + 2H2O
Phương trình ion:
H+ + Cl – + Na+ → Cl – + Na+ + H2O
2H+ + SO42- + 2K+ + 2OH- → SO42- + 2K+ + H2O
Phương trình ion rút gọn:
H+ + OH- → H2O
Theo phương trình phản ứng ion rút gọn: nH+ = nOH-
2. Phản ứng giữa axit với muối
- Nếu cho từ từ axit vào muối cacbonat
Phương trình phân tử:
HCl + Na2CO3 → NaHCO3 + NaCl
HCl + NaHCO3 → NaCl + CO2 + H2O
Phương trình ion:
H+ + Cl- + 2Na+ + CO32- → Na+ + HCO3- + Na+ + Cl-
H+ + Cl- + HCO3- + Na+ → Na+ + Cl- + CO2 + H2O
Phương trình ion rút gọn:
H+ + CO32- → HCO3-
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
- Nếu cho từ từ muối cacbonat vào axit
Phương trình phân tử: 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 + H2O
Phương trình ion: 2H+ + 2Cl- + 2Na+ + CO32- → 2Na+ + 2Cl- + CO2 + H2O
Phương trình ion rút gọn: 2H+ + CO32- → H2O + CO2
- Nếu cho muối khác vào axit:
Phương trình phân tử: HCl + AgNO3 → AgCl + HNO3
Phương trình ion: H+ + Cl- + Ag+ + NO3- → AgCl + H+ + NO3-
Phương trình ion rút gọn: Cl- + Ag+ → AgCl
3. Phản ứng của oxit axit với dung dịch kiềm
Phương trình phân tử:
CO2 + 2KOH → K2CO3 + H2O
Hay CO2 + KOH → KHCO3
Phương trình ion: CO2 + 2K+ + 2OH- → 2K+ CO32- + H2O
Hay CO2 + K+ + OH- → K+ + HCO3-
Phương trình ion thu gọn:
CO2 + 2OH- → CO32- + H2O
Hay CO2 + OH- → HCO3-
4. Dung dịch muối tác dụng với dung dịch muối
Phương trình phân tử:
Na2CO3 + MgCl2 → MgCO3 + 2NaCl
Phương trình ion:
2Na+ + CO32- + Mg2+ + Cl- → MgCO3 + 2Na+ + 2Cl-
Phương trình ion thu gọn:
CO32- + Mg2+ → MgCO3
Phương trình phân tử:
Fe2(SO4)3 + 3Pb(NO3)2 → 2Fe(NO3)3 + 3PbSO4
Phương trình ion
2Fe3+ + 3SO42- + 3Pb2+ + 6NO3- → 2Fe3+ + 6NO3- + 3PbSO4
Phương trình ion thu gọn:
Pb2+ + SO42- → PbSO4
5. Oxit bazơ tác dụng với axit
Phương trình phân tử:
Fe2O3 + 3H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3H2O
Phương trình ion:
Fe2O3 + 6H+ + 3SO42- → 2Fe3+ + 3SO42- + 3H2O
Phương trình ion thu gọn:
Fe2O3 + 6H+ → 2Fe3+ + 3H2O
6. Kim loại tác dụng với axit
Phương trình phân tử:
3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O
Phương trình ion:
2Cu + 8H+ + 8NO3- → 3Cu2+ + 6NO3- + 2NO + 4H2O
Phương trình ion thu gọn:
3Cu + 8H+ + 2NO3- → 3Cu2+ + 2NO + 4H2O
III. Bài tập phương trình ion
Bài 1: Viết phương trình phân tử và ion rút gọn của các phản ứng sau (nếu có) xảy ra trong dung dịch:
a) KNO3 + NaCl
b) NaOH + HNO3
c) Mg(OH)2 + HCl
d) Fe2(SO4)3 + KOH
e) FeS + HCl
f) NaHCO3 + HCl
g) NaHCO3 + NaOH
h) K2CO3 + NaCl
i) CuSO4 + Na2S
Đáp án hướng dẫn giải
a. Không xảy ra
b. NaOH + HNO3 → NaNO3 + H2O
H+ + OH- → H2O
c. Mg(OH)2 + 2HCl → MgCl2 + H2O
Xem thêm : Năm 2024, quên mang cà vẹt xe máy bị phạt bao nhiêu tiền?
Mg(OH)2 + 2H+ → Mg2+ + H2O
d. Fe2(SO4)3 + 6KOH → 2Fe(OH)3↓ + 3K2SO4
Fe2+ + 3OH- → Fe(OH)3↓
e. FeS + 2HCl → FeCl2 + H2S↑
FeS + 2H+ → Fe2+ + H2S↑
f. NaHCO3 + HCl → NaCl + CO2↑ + H2O
HCO3- + H+ → CO2↑ + H2O
g. NaHCO3 + NaOH → Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- → CO32- + H2O
h. Không xảy ra
i. CuSO4 + Na2S → CuS↓ + Na2SO4
Cu2+ + S2- → CuS↓
Bài 2: Một dung dịch có chứa các ion: Mg2+, Cl-, Br-.
Nếu cho dd này tác dụng với dung dịch KOH dư thì thu được 11,6 gam kết tủa.
Nếu cho dd này tác dụng với AgNO3 thì cần vừa đúng 200 ml dung dịch AgNO3 2,5M và sau phản ứng thu được 85,1 g kết tủa.
a. Tính [ion] trong dung dịch đầu? biết Vdung dịch = 2 lít.
b. Cô cạn dung dịch ban đầu thì thu được bao nhiêu gam chất rắn?
Đáp án hướng dẫn giải chi tiết
Phương trình ion:
Mg2+ + 2OH- → Mg(OH)2↓
0,2 0,2 mol
Ag+ + Cl- → AgCl↓;
x
Ag+ + Br- → AgBr↓
y
Gọi x, y lần lượt là mol của Cl-, Br-.
x + y = 0,5 (1);
143,5x + 188y = 85,1 (2). Từ (1),(2) => x = 0,2, y = 0,3
a. [Mg2+] = 0,2/2 = 0,1 M; [Cl-] = 0,2/2 = 0,1 M; [Br-] = 0,3/0,2 = 0,15 M
b. m = 0,2.24 + 0,2.35,5 + 0,3.80 = 35,9 gam
Bài 3. Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ 3:1. Để trung hòa 100 ml dung dịch A cần 50 dung dịch NaOH 0,5M
a) Tính nồng độ mol của mỗi axit
b) 200 ml dung dịch A trung hòa hết bao nhiêu ml dung dịch Bazo B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M
c) Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa dung dịch A và B.
Đáp án hướng dẫn giải
a) Gọi số mol của H2SO4 trong 100 ml dung dịch A là x => số mol của HCl là 3x (x>0)
nH+ = 2x + 3x = 5 x mol
nOH- = 0,5.0,05 = 0,025 (mol)
Phương trình ion rút gọn
H+ + OH- → H2O (1)
mol 5x 5x
ta có: 5x = 0,025 => x = 0,005
CM (HCl) = 3.0,005/0,1= 0,15 M
CM H2SO4 = 0,005/0,1 = 0,05M
b) Phương trình ion rút gọn
H+ + OH- → H2O
Ba2+ +SO42- → BaSO4
Trong 200ml dung dịch A nH+ = 2.5x = 0,05 mol
Gọi thể tích dung dịch B là V lít
=> nOH – = 0,2V + 2.0,1V = 0,4V
Ta thấy: nH+ = nOH- => 0,4V = 0,05 => V = 0,125 lít hay 125 ml
c. Tính tổng khối lượng các mối
m các muối = m cation + m anion
= mNa + + mBa2+ + mCl – + mSO42-
= 4,3125 gam
IV. Bài tập tập vận dụng
Câu 1. Viết phương trình phân tử và ion rút gọn cho các phản ứng sau:
- SO2 dư + NaOH →
- CO2 + Ca(OH)2 dư →
- Fe3O4 + HCl →
- MnO2 + HCl đặc →
- Fe dư + H2SO4 đặc nóng →
- Fe + H2SO4 đăc nóng dư →
- FeCl3 + Fe →
- NaHSO4 + Ba(HCO3)2 →
- Ba(HSO3)2 + KOH →
- AlCl3 + KOH vừa đủ →
- NaAlO2 + CO2 + H2O →
- SO2 + Br2 + H2O →
- KOH dư + H3PO4 →
- KMnO4 + NaCl + H2SO4 loãng →
- NaOH + Cl2 →
Câu 2. Một dung dịch A chứa HCl và H2SO4 theo tỉ lệ mol 3:1. Dể trung hòa 100 ml dung dịch A cần 50 ml dung dịch NaOH 0,5M.
a. Tính nồng độ mol của mỗi axit
b. 200 ml dung dịch A trung hòa hết bao nhiêu ml dung dịch bazơ B chứa NaOH 0,2M và Ba(OH)2 0,1M?
c. Tính tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng giữa dung dịch A và B?
Đáp án hướng dẫn giải
Phương trình hóa học
HCl + NaOH → NaCl + H2O (1)
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O (2)
Theo phương trình (1), (2):
nNaOH = nHCl + 2nH2SO4 = 3a + 2a = 0,5
→ a = 0,1 mol
+) nHCl = 0,3→CM(HCl) = n/V = 0,3/0,1= 3M
+) nH2SO4 = 0,1 →CM(H2SO4) = 0,1/0,1 = 1M
b/
+) Trong 200 ml ddung dịch A sẽ chứa: 0,6mol HCl và 0,2mol H2SO4
Phương trình hóa học:
HCl + NaOH → NaCl + H2O
H2SO4 + 2NaOH → Na2SO4 + 2H2O
2HCl + Ba(OH)2 → BaCl2 + H2O
H2SO4 + Ba(OH)2 → BaSO4 + H2O
Theo phương trình: nH+ = nOH−= 0.6 + 0,2.2 = 1 mol
+) Gọi thể tích B là: x ⇒ nNaOH = 0,2x;
nBa(OH)2 = 0,1x
⇒nOH− = 0,2x + 0,1x.2 = 0,4x = 1
⇒ x = 2,5 l ⇒x=2,5 l
Xem thêm : Mặt dài để tóc gì cho đẹp?
c/ mmuối = mBa + mNa + mCl + mSO4
⇒mmuối = 2,5.0,1.137 + 2,5.0,2.23 + 0,6.35,5 + 0,2.96 = 86,25 g
Câu 3. Dung dịch X chứa các ion Fe3+, SO42-, NH4+, Cl-. Chia dd X thành 2 phần bằng nhau.
Phần 1 tác dụng với dd NaOH dư, đun nóng thu được 0,672 lít khí ở đktc cà 1,07g kết tủa.
Phần 2 tác dụng với dd BaCl2 dư thu được 4,68g kết tủa.
Tổng khối lượng các muối khan thu được khi cô cạn dd X là
A. 3,73g
B. 7,07g
C. 7,46g
D. 3,52g
Câu 4. Cho 6,4 gam bột Cu tác dụng với 100ml dd hỗn hợp gồm HNO3 1,6 M và H2SO4 0,4 M. Sau khi cac phản ứng xảy ra hoàn toàn sinh ra V lit khí NO (sản phẩm khử duy nhất) ở đktc. V có giá trị là
A. 0,746
B. 1,344
C. 1,792
D. 0,672
Câu 5. Trộn V lít dd NaOH 0,01M với V lit dung dịch HCl 0,03M được 2V lit dung dịch A. pH của dung dịch A là
A. 4
B. 3
C. 2.
D. 1
Câu 6. Trộn 100ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100ml dung dịch KOH xM thu được 200 ml dd có pH = 12. Giá trị của x là
A. 0,15
B. 0,3
C. 0,03
D. 0,12
Câu 7. Cho mẫu hợp kim Na-Ba tác dụng với nước dư thu được dd X và 3,36 lit H2 ở đktc. Thể tích dd H2SO4 2M cần dùng để trung hòa dd X là
A. 150ml
B. 75ml
C. 60ml
D. 30ml
Câu 8. Trộn 100ml dd gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M với 400 ml dd gồm H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M thu được dd X có pH là
A. 2
B. 1
C. 6
D. 7
Câu 9. Cho m gam h Mg và Al vào 250 ml dd X chứa hỗn hợp HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được 5,32 lit H2 (Đktc) và dd Y (coi thể tích dd không đổi). pH của dd Y là
A. 7
B.1
C. 2
D. 6
Câu 10. Thực hiện 2 TN:
TN1: cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dd HNO3 1M thoát ra V1 lit NO
TN2: cho 3,84g Cu phản ứng với 80ml dd HNO3 1M và H2SO4 0,5M thoát ra V2 lit NO. Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 với V2 là
A. V2 = 2,5V1
B. V2 = 1,5V1
C. V2 = V1
D. V2 = 2V1
Câu 11. Các tập hợp ion sau đây có thể tồn tại đồng thời trong cùng một dd
A. K+, Al3+, OH-, CO32-, HCO3-
B. K+, Ca2+, Fe2+, Cl-, NO3-
C. K+, NO3-, Cu2+, OH-
D. Fe2+, Cu2+, Zn2+, OH-, Cl-
Câu 12. Phương trình ion rút gọn: H+ + HCO3- → CO2 ↑ + H2O
Tương ứng với PTHH dạng phân tử nào sau đây ?
(1) 2HCl + Na2CO3 → 2NaCl + CO2 ↑ + H2O
(2) 2NaHCO3 + H2SO4 → Na2SO4 + 2CO2 ↑ + 2H2O
(3) CaCO3 + 2HCl → CaCl2 + CO2 ↑ + H2O
(4) Ca(HCO3)2 + 2HCl → CaCl2 + 2CO2 ↑ + 2H2O
A. 1, 2
B. 2, 3
C. 2, 4
D. 1, 3
Câu 13. Câu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?
A. Sự điện li là sự hòa tan một chất vào nước thành dung dịch.
B. Sự điện li là sự phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện.
C. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hóa – khử .
D. Sự điện li là sự phân li một chất thành ion dương và ion âm khi chất đó tan trong nước hay ở trạng thái nóng chảy
Câu 14. Theo thuyết A-rê-ni-ut, kết luận nào sao đây là đúng?
A. Một hợp chất trong thành phần phân tử có hiđro là axit.
B. Một hợp chất trong thành phần phân tử có nhóm OH là bazơ.
C. Một hợp chất có khả năng phân li ra cation H+ trong nước là axit.
D. Một bazơ không nhất thiết phải có nhóm OH trong thành phần phân tử.
Câu 15. Dãy sắp xếp các dung dịch loãng có nồng độ mol/l như nhau theo thứ tự pH tăng dần là
A. KHSO4, HF, H2SO4, Na2CO3.
B. HF, H2SO4, Na2CO3, KHSO4.
C. H2SO4, KHSO4, HF, Na2CO3.
D. HF, KHSO4, H2SO4, Na2CO3.
………………………………………..
>> Mời các bạn tham khảo thêm tài liệu liên quan
- Nước đóng vai trò gì trong quá trình điện li
- Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi
- Phương trình điện li nào sau đây không đúng
- Chất nào sau đây là chất điện li mạnh
- Tại sao NaCl là chất điện li mạnh còn CH3COOH là chất điện li yếu
Trên đây VnDoc.com vừa giới thiệu tới các bạn Phương trình ion rút gọn và các bài toán liên quan, mong rằng qua đây các bạn có thể học tập tốt hơn môn Hóa học nhé. Mời các bạn cùng tham khảo thêm kiến thức các môn: Toán 11, Vật lý 11, Giải bài tập Toán 11, Giải bài tập Hóa 11,…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp