Hiện nay, giao thông là vấn đề đặc biệt quan trọng, được Đảng và Nhà nước chú trọng quan tâm. Trong thực tế, có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra liên quan đến giao thông. Đặc biệt là việc vượt quá tốc độ. Bài viết dưới đây sẽ phân tích về mức xử phạt đối với vi điều khiển xe máy vượt quá tốc độ dưới 5 km/h.
- Nghỉ thai sản 6 tháng bắt đầu từ khi nào? Nghỉ sớm quá có sao không?
- Nguồn lực và động lực cho thúc đẩy phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội trong điều kiện thích ứng an toàn – Nhìn từ thực tiễn tỉnh Quảng Ninh – Media story – Tạp chí Cộng sản
- Top 10+ loại nước ngọt có ga bán chạy nhất tại Việt Nam 2024
- Thử việc có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
- Hộ khẩu ở tỉnh khác có được làm thẻ căn cước công dân gắn chíp tại Hà Nội không? – Đài PTTH Tuyên Quang
Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568
Bạn đang xem: Chạy xe quá tốc độ dưới 5km/h ô tô, xe máy bị phạt bao nhiêu?
1. Thực trạng chạy quá tốc độ hiện nay:
1.1. Khái niệm chạy quá tốc độ:
– Chạy quá tốc độ là việc các cá nhân điều khiển phương tiện tham gia giao thông vượt quá tốc độ thông thường theo quy định pháp luật.
– Hiện nay, vượt quá tốc độ là thực trạng diễn ra hết sức phổ biến ở nước ta. Mỗi ngày, số lượng người vi phạm lỗi vượt quá tốc độ khi điều khiển phương tiện giao thông ngày một tăng cao. Bất cứ khi nào có thể, các chủ thể tham gia giao thông đều vượt quá tốc độ. Hành vi vượt quá tốc độ của các cá nhân xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau đây:
+ Về phía chủ quan cá nhân thực hiện hành vi: Tham gia giao thông thực chất là việc các cá nhân di chuyển từ địa điểm này sang địa điểm khác, nhằm phục vụ cho nhu cầu riêng của bản thân. Thực tế, không ai muốn tốn nhiều thời gian cho việc đi lại ngoài đường, nên khi có cơ hội, họ luôn thực hiện việc vượt quá tốc độ. Họ quan niệm rằng, việc phóng nhanh giúp họ tiết kiệm được thời gian. Đồng thời, khi không có cán bộ chức năng giám sát, họ có thêm điều kiện để thực hiện hành vi. Nói tóm lại, đối với cá nhân tham gia giao thông, xuất phát từ mong muốn di chuyển nhanh, đa phần đều thực hiện phóng nhanh, vượt quá tốc độ khi có điều kiện.
+ Về phía công tác quản lý của cán bộ chức năng có thẩm quyền: Công an giao thông là lực lượng chính chịu trách nhiệm quản lý, giám sát hoạt động tham gia giao thông của người dân ở từng địa phương. Vì vậy, công tác quản lý có chặt chẽ, thì việc tham gia giao thông mới nghiêm túc và đạt được kết quả như ý. Thực tế, ở nhiều địa phương, công tác quản lý giao thông chưa được khách quan, chặt chẽ và minh bạch. Điều này khiến các cá nhân có cơ hội thực hiện hành vi vượt quá tốc độ. Đặc biệt là giới trẻ. Giới trẻ cho rằng đang ở độ tuổi học sinh, cơ quan chức năng Nhà nước sẽ không thổi phạt. Chính cán bộ cảnh sát giao thông ở một số địa phương cũng có quan điểm như thế. Khi thấy các bạn trẻ, học sinh phóng nhanh, vượt ẩu, họ cho rằng việc xử phạt đối với các đối tượng này không có tác dụng, hoặc các bạn trẻ không có khả năng nộp phạt. Nên đối với hành vi của các đối tượng này, cơ quan chức năng thường bỏ qua. Điều này khí công tác quản lý bị lưới lỏng, dẫn đến tình trạng vượt quá tốc độ diễn ra phổ biến.
1.2. Hậu quả của việc chạy quá tốc độ ở xe máy, ô tô:
– Xe máy là phương tiện di chuyển chính của đại bộ phận người dân Việt Nam. Xe máy có diện tích nhỏ, gọn, thuận tiện cho việc di chuyển để học tập, lao động,…Cùng với đó, so với các nước khác trên thế giới, Việt Nam mới đang ở giai đoạn đang phát triển. Vậy nên, xe máy là phương tiện giao thông được sử dụng phổ biến nhất ở nước ta hiện nay. Liên quan đến vấn đề điều khiển xe máy khi tham gia giao thông có rất nhiều vấn đề phát sinh xảy ra. Đặc biệt là vấn đề vượt quá tốc độ. Thực tế, mỗi một hãng xe máy, loại xe máy khác nhau sẽ có dung tích vận hành khác nhau. Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông, tính mạng cho người điều khiển phương tiện giao thông, cơ quan Nhà nước đã đưa ra những quy định cụ thể về việc xử lý hành vi điều khiển xe máy mà vượt quá tốc độ.
Xem thêm : Số hữu tỉ là gì? Số vô tỉ là gì?
– Không chỉ xe máy, vấn đề chạy quá tốc độ với ô tô cũng là vấn đề quan trọng, là bài toán mà cơ quan chức năng Nhà nước có thẩm quyền và người dân đặc biệt quan tâm.
– Vượt quá tốc độ là hành vi vi phạm pháp luật về tham gia giao thông. Hành vi này gây ra những hậu quả nhất định, cho người thực hiện hành vi vượt quá tốc độ, người tham gia giao thông khác và trật tự an toàn xã hội.
+ Thứ nhất, đối với chủ thể thực hiện hành vi vượt quá tốc độ. Nhà nước đưa ra những quy định cụ thể về tốc độ tham gia giao thông mà người điều khiển xe máy, xe ô tô có thể đạt đến. Quy định về tốc độ này dựa trên nghiên cứu, khảo sát thực tế về tính an toàn. Di chuyển với tốc độ an toàn, người tham gia giao thông sẽ dễ dàng xử lý phương tiện trong các trường hợp cần thiết. Nếu phóng nhanh, chủ thể điều khiển xe không linh hoạt, xử lý kịp thời các trường hợp khẩn cấp phát sinh. Hiện nay, rất nhiều trường hợp tai nạn giao thông xảy ra do lỗi vượt quá tốc độ. Hành vi này khiến chủ thể vi phạm bị thương, thậm chí là tử vong. Có thể thấy, hậu quả nặng nề nhất mà vượt quá tốc độ mang đến với người thực hiện hành vi này là bị thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản.
+ Thứ hai, đối với các cá nhân tham gia giao thông khác. Giao thông là hệ thống di chuyển công cộng, theo đó, rất nhiều cá nhân cùng tham gia. Vậy nên, một cá nhân vi phạm sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến người tham gia khác. Giả sử, khi lưu thông bình thường trên đường, có một đối tượng phóng nhanh, vượt ẩu, đâm quệt vào họ. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tài sản, thậm chí là tính mạng của người tham gia giao thông. Một cách vô tình, họ lại trở thành nạn nhân của hành vi vi phạm o đối tượng khác gây ra.
+ Thứ ba, đối với trật tự an toàn giao thông. Hành vi phóng nhanh vượt ẩu không chỉ gây nguy hiểm cho người trực tiếp điều khiển phương tiện mà còn tác động đến các chủ thể, cá nhân khác. Do đó, nếu hành vi này tiếp diễn một cách liên tục, thường xuyên, sẽ gây rối trật tự an ninh giao thông, làm mất đi giá trị văn hóa giao thông mà Nhà nước quy định xây dựng.
2. Chạy quá tốc độ từ 5 km/h trở lên với xe máy, ô tô phạt bao nhiêu?
– Như đã phân tích ở trên, vượt quá tốc độ là hành vi vi phạm pháp luật. Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể về việc xử phạt đối với việc chạy quá tốc độ từ 5 km/h trở lên ô tô, xe máy. Cụ thể Nghị định 46/2016/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt có ghi nhận về mức độ lỗi của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông. Theo đó, nghị định này đã quy định rõ về mức xử phạt đối với xe máy chạy quá tốc độ tại Điều 6 Nghị định 46/2016/NĐ-CP như sau:
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 100 nghìn đồng đến 200 nghìn đồng.
Xem thêm : Top 25+ món quà tặng cho người nước ngoài gây ấn tượng mạnh
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến dưới 20 km/h thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng.
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định mà gây ra tai nạn giao thông thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
+ Đối với hành vi điều khiển xe máy chạy quá tốc độ quy định từ 20 km/h trở lên thì cá nhân thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
Như vậy, theo quy định tại điều luật này, đối với hành vi chạy quá tốc độ từ 5 km/h trở lên, người điều khiển phương tiện xe máy có thể bị phạt tiền từ 3 triệu đồng đến 4 triệu đồng.
– Theo quy định tại điểm a, Khoản 3 Điều 5 Nghị định 100/2019/NĐ- CP, đối với người điều khiển xe ô tô chạy quá tốc độ quy định từ 5 km/h sẽ bị phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 Ngoài ra, người điều khiển xe thực hiện hành vi vi phạm còn bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe từ 01 đến 03 tháng theo quy định tại điểm b Khoản 11 Điều 5 Nghị định 100/2019/ NĐ- CP.
Chạy quá tốc độ là hành vi vi phạm pháp luật. Nó xâm phạm trực tiếp đến các quan hệ được pháp luật bảo vệ. Vậy nên, Nhà nước đã đưa ra những quy định hết sức chặt chẽ và cụ thể để điều chỉnh và hạn chế những hành vi vi phạm xảy ra trong thực tế. Việc Nhà nước áp dụng những biện pháp trên trong việc xử lý hành vi vi phạm lỗi vượt quá tốc độ, giúp công tác quản lý trật tự an toàn giao thông được đảm bảo; trật tự an toàn giao thông được duy trì ở mức ổn định nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp