Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là gì?

Câu hỏi:

Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là gì?

A. Trình độ đô thị hóa thấp.

B. Tỉ lệ dân thành thị giảm.

C. Phân bố đô thị đều giữa các vùng.

D. Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh.

Đáp án đúng A.

Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là trình độ đô thị hóa thấp, tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực, dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự như Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

Giải thích lý do chọn đáp án đúng là A

Đặc điểm đô thị hóa ở nước ta là

– Trình độ đô thị hóa thấp:

+ Thế kỉ thứ 3 TCN, thành Cổ Loa là đô thị đầu tiên ở nước ta.

+ Dưới thời phong kiến hình thành nên một số đô thị ở những nơi có vị trí thuận lợi với chức năng hành chính, thương mại, quân sự: Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà Nẵng, Phố Hiến.

+ Thời kì Pháp thuộc hình thành một số đô thị lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.

+ Thời kì kháng chiến chống Pháp (1945 – 1954) quá trình đô thị hóa diễn ra chậm, các đô thị thay đổi và còn bị tàn phá.

+ Thời kì chống Mĩ (1954 – 1975) đô thị phát triển theo hai hướng : Miền Bắc tiến hành xây dựng XHCN gắn với công nghiệp hóa và hình thành một số đô thị :Thái Nguyên, Việt Trì, Vinh… ; miền Nam chính quyền Sài Gòn dùng “ đô thị hóa” để dồn dân phục vụ chiến tranh làm tăng số dân đô thị

+ Thời kì 1975 – nay: Đô thi hóa diễn ra tích cực hơn, nhưng cở sở hạ tầng còn chưa phát triển.

– Tỉ lệ dân thành thị tăng:

+ Số dân thành thị tăng lên nhanh và liên tục từ 12,9 triệu người (1990) lên 22,3 triệu người (2005).

+ Tỉ lệ dân thành thị cũng tăng lên khá nhanh và liên tục từ 19,5% (1990) lên 26,9% (2005).

+ Tỉ lệ dân thành thị còn thấp so với các nước trong khu vực.

– Phân bố đô thị không đồng đều giữa các vùng: Các đô thị lớn tập trung ở đồng bằng ven biển.

+ Vùng có nhiều đô thị nhất (Trung du miền núi Bắc Bộ) gấp 3,34 lần vùng có số đô thị ít nhất (Đông Nam Bộ).

+ Trung du miền núi Bắc Bộ có số đô thị nhiều nhất (167 đô thị) nhưng chủ yếu là đô thị nhỏ (thị trấn thị xã), số dân số đô thị thấp.

+ Đông Nam Bộ có ít đô thị nhất (50 đô thị) nhưng tập trung nhiều đô thị có quy mô lớn và lớn nhất, số dân đô thị cao cao nhất.

+ Số dân đô thị: Vùng có số dân đô thị cao nhất là Đông Nam Bộ (6928 nghìn người), gấp 5 lần vùng có số dân đô thị thấp nhất là Tây Nguyên (1368 nghìn người).

+ Số thành phố còn quá ít so với mạng lưới đô thị – chiếm 5,5% (chỉ có 38 thành phố trong tổng 689 đô thị).

– Đô thị hóa có tác động mạnh tới hóa trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nước ta.

+ Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương, các vùng trong nước.

+ Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa lớn và đa dạng, là nơi sử dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế.