Quan hệ huyết thống là gì? (Cập nhật 2024)

Dưới góc độ pháp lý, gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Vậy quan hệ huyết thống là gì? Pháp luật quy định như thế nào về hôn nhân cận huyết? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết hơn về các thông tin liên quan đến quan hệ huyết thống là gì trong bài viết sau đây.

Quan hệ huyết thống là gì?
Quan hệ huyết thống là gì?

1. Quan hệ huyết thống là gì?

Quan hệ huyết thống là mối quan hệ giữa những người cùng dòng họ, có quan hệ máu mủ ruột thịt với nhau. Hay còn gọi là quan hệ giữa các cá thể có chung tổ tiên (cũng gọi là có chung dòng máu với nhau).

Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau, ví dụ như mẹ, con, cháu, chắt.

2. Pháp luật quy định về hôn nhân cận huyết

Hôn nhân cận huyết là việc kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người có cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời. Đây là những trường hợp kết hôn bị pháp luật cấm: “Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng” (điểm d khoản 2 Điều 5 Luật hôn nhân và gia đình 2014).

Bên cạnh trường hợp cùng dòng máu về trực hệ thì còn có trường hợp quan hệ huyết thống trong phạm vi ba đời. Theo đó, những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

3. Hôn nhân cận huyết gây ra các tác hại như thế nào?

Ta có thể dễ dàng nhìn thấy 03 tác hại cơ bản của hôn nhân cận huyết như sau:

  • Về sức khỏe, bệnh tật: Trẻ sinh ra từ các cặp vợ chồng cận huyết có tỷ lệ dị dạng, dị tật cao hoặc nguy cơ mắc các bệnh: bạch tạng, mù màu, da vảy cá, tan máu bẩm sinh, bệnh máu trắng…
  • Về duy trì, phát triển nòi giống: Có thể dẫn đến nguy cơ suy thoái giống nòi, triệt tiêu một tộc người nào đó khi chỉ kết hôn trong phạm vi tộc người đó mà không có hôn nhân đa dạng giữa các tộc người.
  • Về tập quán, đạo đức xã hội: Làm đảo lộn các mối quan hệ trong gia đình Việt Nam, ảnh hưởng đến trật tự gia đình, truyền thống văn hóa, đạo đức tốt đẹp của dân tộc.

4. Kết hôn cận huyết thống bị xử phạt như thế nào?

Xử phạt hành chính

Khoản 2 điều 59 Nghị định 82/2020 quy định mức phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi: Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ hoặc giữa những người có họ trong phạm vi ba đời.

Xử lý hình sự

Liên quan đến hôn nhân cận huyết thống Điều 181 Bộ luật hình sự 2015 quy định: “Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trái với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tinh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm”.

5. Một số câu hỏi thường gặp

Người có quan hệ huyết thống mấy đời thì được phép kết hôn?

Pháp luật quy định cấm các hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng. Theo quy định trên thì pháp luật không cho phép những người có họ trong phạm vi ba đời kết hôn với nhau. Do đó kết hôn với người có mối quan hệ giữa những người có họ từ đời thứ tư trở đi thì không quy phạm quy định của pháp luật về kết hôn cận huyết.

Như thế nào là giữa những người có họ trong phạm vi ba đời?

Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời là giữa những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất; anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

Công ty nào cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý uy tín chất lượng?

ACC chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp lý nhanh chóng, chất lượng với chi phí hợp lý.

Thời gian ACC cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao lâu?

Thông thường từ 01 đến 03 ngày làm việc.

Chi phí khi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý là bao nhiêu?

Tùy thuộc vào từng hồ sơ cụ thể mà mức phí dịch vụ sẽ khác nhau. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết một cách cụ thể.

Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về quan hệ huyết thống là gì. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích đối với bạn. Nếu bạn cần hỗ trợ tư vấn pháp lý hoặc sử dụng các dịch vụ pháp lý khác từ Công ty Luật ACC, hãy liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng. ACC cam kết sẽ giúp bạn có trải nghiệm tốt nhất về các dịch vụ mà mình cung cấp đến khách hàng. Chúng tôi luôn đồng hành pháp lý cùng bạn!