Việt Nam có bao nhiêu quân khu? [Cập nhật 2024]

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video quân khu 6 và 8 ở đâu

Các quân khu thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam được phân bố đồng đều từ Bắc đến Nam thực hiện các chức năng bảo vệ khu vực lãnh thổ được phân công. Vậy quân khu là gì? Việt Nam có bao nhiêu quân khu? Hãy cùng ACC tìm hiểu qua bài viết dưới đây!

1. Quân khu là gì?

Quân khu là liên binh đoàn lãnh thổ trên một hướng chiến lược gồm một số tỉnh, thành phố có liên quan với nhau về quân sự. Về lực lượng thường có: một số binh đoàn, binh đội trực thuộc, các đơn vị bộ đội địa phương và dân quân tự vệ thuộc các tỉnh, thành phố trong địa bàn Quân khu. Chức năng cơ bản của Quân khu là tác chiến bảo vệ lãnh thổ Quân khu, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương.

Sau năm 1975, Quân đội Nhân dân Việt Nam biên chế lại các quân khu, và hiện nay ta có 7 quân khu

>> Nếu các bạn muốn hiểu thêm về Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam [Cập nhập 2023] hãy đọc bài viết để biết thêm thông tin chi tiết: Sơ đồ tổ chức Quân đội nhân dân Việt Nam [Cập nhập 2023]

2. Quân khu 1 (Quân khu Thái Nguyên)

Quân khu 1 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, nằm ở vị trí địa – chính trị chiến lược đặc biệt quan trọng về kinh tế – xã hội, quốc phòng – an ninh và đối ngoại trong thế bố trí chung của cả nước, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy lực lượng vũ trang 3 thứ quân; thường xuyên nâng cao tinh thần cảnh giác cách mạng, chú trọng nâng cao chất lượng huấn luyện, khả năng sẵn sàng chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ quân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc; tích cực tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn, giúp nhân dân khắc phục hậu quả thiên tai, góp phần bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam XHCN. Tư lệnh kiêm Chính ủy đầu tiên của Quân khu 1 là đồng chí Đàm Quang Trung.

Quân khu 1: gồm 6 tỉnh là Lạng Sơn, Cao Bằng, Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh và Thái Nguyên. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.

3. Quân khu 2 (Quân khu Việt Trì)

Quân khu 2 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc; các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu. Tư lệnh và Chính ủy đầu tiên của Quân khu 2 là các đồng chí Bằng Giang, Bùi Quang Tạo.

Quân khu 2: gồm 9 tỉnh là Hà Giang, Lào Cai, Lai Châu, Tuyên Quang, Yên Bái, Điện Biên, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Sơn La. Trụ sở Bộ Tư lệnh tại thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

4. Quân khu 3 (Quân khu Hải Phòng)

Quân khu 3 trực thuộc Bộ Quốc phòng, có nhiệm vụ tổ chức, xây dựng, quản lý và chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc; các đơn vị bộ đội địa phương các tỉnh, huyện và dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu. Tư lệnh, Chính uỷ đầu tiên của Quân khu 3 là các đồng chí Hoàng Sâm, Trần Độ.

Quân khu 3: gồm 9 tỉnh, thành là Quảng Ninh, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Ninh Bình. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Hải Phòng.

5. Quân khu 4 (Quân khu Vinh)

Quân khu 4 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, nằm trên một địa bàn chiến lược trong thế trận chiến tranh nhân dân Việt Nam, có nhiệm vụ chỉ huy, quản lý và tổ chức lực lượng vũ trang quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Bắc Trung Bộ Việt Nam.

Quân khu 4: gồm 6 tỉnh là Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.

6. Quân khu 5 (quân khu 6 trước ở Nam Trung Bộ Việt Nam được gộp vào quân khu 5) (Quân khu Đà Nẵng)

Quân khu 5 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt Nam, hiện nay có chức năng nhiệm vụ cơ bản là tổ chức, xây dựng, quản lí và chỉ huy lực lượng vũ trang thuộc Quân khu chiến đấu bảo vệ vùng Nam Trung Bộ, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân ở địa phương trên địa bàn. Địa bàn Quân khu 5 bắt đầu từ đèo Hải Vân đến cực nam tỉnh Ninh Thuận, gồm 11 tỉnh thành phố: Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kon Tum, Gia Lai, Đắc Lắc và Đắc Nông. Tổ chức hiện nay có Tư lệnh và các Phó Tư lệnh; Chính ủy và Phó Chính ủy; các cơ quan chức năng đảm nhiệm các mặt công tác tham mưu, chính trị, hậu cần, kỹ thuật, các sư đoàn, trung đoàn chủ lực và các đơn vị trực thuộc.

Quân khu 5: gồm 11 tỉnh, thành là Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Kom Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Đà Nẵng.

7. Quân khu 7 (Quân khu Gia Định)

Quân khu 7 là tổ chức quân sự theo vùng lãnh thổ, được thành lập ngày 10/12/1945, bao gồm thành phố Sài Gòn và các tỉnh Gia Đinh, Chợ Lớn, Bà Rịa, Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Tây Ninh. Nay gồm Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh: Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước, Bình Thuận, Đồng Nai, Lâm Đồng, Long An và Tây Ninh.

Quân khu 7: gồm 9 tỉnh, thành là TP Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu, Lâm Đồng, Tây Ninh, Bình Phước, Long An, Bình Thuận. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.

8. Quân khu 9 (Quân khu 8 được gộp vào Quân khu 9) (Quân khu Tây Đô)

Quân khu 9 trực thuộc Bộ Quốc phòng Việt nam có nhiệm vụ quản lý, tổ chức, xây dựng và chỉ huy quân đội chiến đấu bảo vệ vùng Đồng bằng Sông Cửu long Việt Nam. Tư lệnh và Chính ủy đầu tiên của Quân khu 9 là các đồng chí Nguyễn Thành Thơ, Nguyễn Văn Bé.

Quân khu 9: gồm 12 tỉnh, thành là Tiền Giang, Bến Tre, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Hậu Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau, An Giang, Kiên Giang và thành phố Cần Thơ. Trụ sở Bộ Tư lệnh đặt tại thành phố Cần Thơ.

Ngoài ra, Bộ Tư lệnh có chức năng như một quân khu quản lý Thủ đô Hà Nội là Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội.

Sẽ có nhiều bạn thắc mắc vì sao chỉ có Quân khu 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 mà không có Quân khu 6 và 8. Thực ra là đã từng tồn tại hai quân khu này trong lịch sử. Quân khu 6 và quân khu 8 đều được thành lập vào năm 1961. Quân khu 8 bao gồm các tỉnh: Tân An, Mỹ Tho, Gò Công, Bến Tre, Sa Đéc, Vĩnh Long, Trà Vinh. Còn quân khu 6 bao gồm các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng, Đắc Lắc và Quảng Đức hay còn gọi là Quân khu Duyên hải Trung bộ. Sau khi tổng tiến công mùa xuân năm 1975 thành công vẻ vang, non sông thu về một mối, đến năm 1976, Quân khu 6 được Bộ Quốc phòng ký quyết định sát nhập vào Quân khu 5, Quân khu 8 được sát nhập vào Quân khu 9.

9. Mọi người cũng hỏi

Trên đây là các vấn đề liên quan về Quân khu Việt Nam mà ACC muốn đem đến cho quý bạn đọc. Hi vọng bài viết sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn về vấn đề này!

CÔNG TY LUẬT ACC

Tư vấn: 1900.3330

Zalo: 084.696.7979

Fanpage: : ACC Group – Đồng Hành Pháp Lý Cùng Bạn

Mail: [email protected]