1. Sơ đồ tư duy bài học Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
2. Quần thể sinh vật và quá trình hình thành quần thể
2.1 Khái niệm
– Quần thể sinh vật là một tập hợp bao gồm các cá thể cùng loài và cùng sinh sống trong một khoảng không gian xác định, vào một khoảng thời gian nhất định và có khả năng sinh sản để tạo ra các thế hệ mới.
Bạn đang xem: Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể – Sinh học 12
– Ví dụ quần thể sinh vật:
+ Quần thể ngựa vằn
+ Quần thể hoa sen trong hồ
+ Quần thể ong
2.2 Quá trình hình thành quần thể
Xem thêm : Người ‘thèm’ ô mai, xí muội đến mấy thì khi ăn cũng phải nhớ kỹ những điều này
– Các cá nhân cùng loài di chuyển đến môi trường sống mới => cá thể không thích nghi được sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đến nơi khác => cá thể ở lại sẽ gắn bó chặt chẽ với nhau thông qua các mối quan hệ sinh thái => hình thành quần thể ổn định và thích nghi với điều kiện môi trường sống.
Tham khảo ngay bộ sổ tay ôn tập kiến thức và tổng hợp kỹ năng xử lý mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc Gia.
3. Quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
3.1 Quan hệ hỗ trợ
– Quan hệ hỗ trợ trong quần thể sinh vật là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong hoạt động sống như sinh sản, phòng chống kẻ thù, tìm kiếm thức ăn… để đảm bảo cho quần thể thích nghi với môi trường sống.
– Quan hệ hỗ trợ của các cá thể trong quần thể đảm bảo cho quần thể phát triển ổn định, tăng khả năng sống sót và sinh sản thế hệ sau của các cá thể. Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau giúp tối ưu nguồn sống của môi trường và giúp quần thể phát triển mạnh mẽ hơn.
– Hiện tượng hiệu suất nhóm: Trong quần thể, các cá thể có nhiều đặc tính sinh lý và sinh thái có lợi cho bầy đàn như giảm tiêu hao oxy, tăng dinh dưỡng, chống lại những bất lợi trong đời sống…
– Ví dụ:
+ Cây cối sống theo nhóm sẽ chịu đựng gió bão tốt hơn những cây cối sống riêng rẽ.
+ Các loài động vật săn mồi theo đàn hỗ trợ nhau
3.2 Quan hệ cạnh tranh
– Quan hệ cạnh tranh xảy ra khi mật độ quần thể vượt quá mức chịu của môi trường. Lúc này, các cá thể trong quần thể xảy ra tình trạng tranh giành thức ăn, ánh sáng hay các tài nguyên sống khác, con đực tranh giành con cái nếu có sự chênh lệch về giới tính.
– Ví dụ như ở loài cá mập thụ tinh trong, các phôi nở trước sẽ ăn trứng chưa nở hoặc các phôi nở sau. Vì vậy khi con non ra đời sẽ rất khỏe mạnh.
3.3 Ý nghĩa của các mối quan hệ trong quần thể
– Quan hệ cạnh tranh: Giúp số lượng cá thể trong quần thể duy trì ở mức độ phù hợp, giúp loài phát triển ổn định. Là cách chọn lọc tự nhiên giúp đào thải các cá thể yếu trong quần thể.
– Quan hệ hỗ trợ: Các cá thể hỗ trợ lẫn nhau giúp tăng sức mạnh của quần thể, từ đó khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể sẽ tốt hơn.
Đăng ký ngay để được các thầy cô ôn tập kiến thức và xây dựng lộ trình ôn thi tốt nghiệp THPT môn sinh đạt 9+ ngay từ bây giờ nhé !!!
Trên đây là bài học Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể cho thấy các mối quan hệ cạnh tranh và hỗ trợ trong quần thể cũng như ý nghĩa của sự cạnh tranh đó. Hy vọng với những chia sẻ của VUIHOC về bài học này trong chương trình Sinh học 12, các em có thể hiểu rõ hơn về quần thể sinh vật cũng như các mối quan hệ của các cá thể trong đó. Để học thêm nhiều bài học, bài giảng để phục vụ việc ôn thi sinh tốt nghiệp THPT, các em hãy truy cập vào trang web vuihoc hàng ngày nhé!
>> Mời bạn xem thêm:
- Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Sự phát sinh loài người
- Sự phát triển của sinh giới qua các đại địa chất
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp