Chúng ta thường xuyên nhắc đến cụm từ “giờ hành chính” cũng như thắc mắc về khung giờ làm việc hành chính Việt Nam đã được quy định cụ thể như thế nào? Hôm nay, Maison Office sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc cho những câu hỏi này ngay ngay trong bài viết sau đây.
1. Định nghĩa giờ hành chính là gì?
Giờ hành chính là khung giờ làm việc phổ biến tại Việt Nam, thường được áp dụng trong các cơ quan, tổ chức, công ty và nhiều doanh nghiệp. Trong đó, thời gian làm việc theo giờ hành chính sẽ không quá 8 giờ trong 1 ngày và không quá 48 giờ trong 1 tuần.
Bạn đang xem: Giờ hành chính là gì? Khung giờ làm việc hành chính VN
Tuy nhiên, giờ làm việc cụ thể có thể thay đổi tùy thuộc vào quy định của từng cơ quan, tổ chức hoặc công ty cũng như pháp luật lao động của từng quốc gia hoặc khu vực.
>> Đọc thêm: Hành chính văn phòng là gì?
2. Khung giờ làm việc hành chính tại Việt Nam
Hiện nay, Việt Nam vẫn chưa có bất kỳ văn bản nào thông báo chính thức về khung giờ làm việc hành chính cụ thể. Tuy nhiên, tại điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định về thời giờ làm việc như sau:
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Với quy định này, chúng ta sẽ hiểu cụ thể như sau: Khung giờ hành chính sẽ được tính là 8 giờ/ 1 ngày, không trừ cho thời gian nghỉ trưa và khung giờ này sẽ được áp dụng cho tất cả mọi người từ nhân viên cho đến các cấp lãnh đạo.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định về thời gian làm việc giờ hành chính theo ngày hoặc theo tuần và phải thông báo trước cho người lao động. Trong đó, thời gian làm việc bình thường trong 1 ngày sẽ không quá 10 giờ và không quá 48 giờ trong 1 tuần.
Xem thêm : Tổng hợp chi tiết 11 cách làm siro húng chanh trị ho, tiêu đờm
Đồng thời, Nhà nước cũng khuyến khích người sử dụng làm động nên thực hiện khung giờ làm việc 40 giờ trong 1 tuần đối với người lao động.
3. Ngoài ra, tại điều 105 Bộ luật Lao động còn quy định thêm, người sử dụng lao động cần đảm bảo giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với các yếu tố nguy hiểm và các yếu tố có hại theo đúng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.
Thông thường, giờ hành chính Việt Nam sẽ được chia thành hai khung giờ sáng và chiều như sau:
- Buổi sáng: Bắt đầu từ 7 giờ 30 đến 12 giờ.
- Buổi chiều: bắt đầu từ 13 giờ 30 đến 17 giờ.
Trong đó, thời gian làm việc trong một tuần sẽ được bắt đầu từ thứ 2 và kết thúc vào cuối ngày thứ 6, thứ bảy & chủ nhật người lao động sẽ được nghỉ (hoặc làm việc đến thứ 7 và nghỉ vào ngày chủ nhật).
Tuy nhiên, khung giờ làm việc giờ hành chính sẽ có sự chênh lệch tùy thuộc vào từng cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp nhưng vẫn phải đảm theo đúng quy định của Nhà nước với tối đa 8 giờ/ngày.
3. Các quy định liên quan đến giờ hành chính
Thời gian làm việc theo khung giờ hành chính tại các cơ quan, tổ chức nhà nước tương đối gần giống với khung giờ làm việc của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại Việt Nam là 8 giờ/ngày. Tuy nhiên, đối với các cơ quan nhà nước, khung giờ làm việc giờ hành chính sẽ được quy định cố định như sau:
Tại quyết định 67/2017/QĐ-UBND, giờ làm việc của các cơ quan nhà nước được quy định cụ thể như sau:
- Giờ hành chính nhà nước buổi sáng bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
- Giờ hành chính nhà nước buổi chiều từ 13 giờ 00 phút đến 17 giờ 00 phút.
Trong đó, giờ làm việc hành chính có thể được điều chỉnh tùy theo đặc thù riêng của từng lĩnh vực và yêu cầu công tác của từng cơ quan, tổ chức nhưng vẫn sẽ đảm bảo khung giờ làm việc hành chính theo đúng quy định nhà nước là đủ 8h/1 ngày.
Lưu ý: Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập căn cứ tình hình thực tế bố trí thời gian làm việc phù hợp, đảm bảo đúng quy định của Bộ Luật Lao động.
Xem thêm : CỔNG GIAO DỊCH BẢO HIỂM XÃ HỘI ĐIỆN TỬ
Riêng đối với các cơ quan, đơn vị được quy định phải tổ chức làm việc vào buổi sáng thứ bảy hàng tuần để tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính theo Quyết định 32/2010/QĐ-UBND thì giờ hành chính nhà nước bắt đầu từ 07 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút.
4. Ưu và Nhược điểm của Giờ Hành chính
Không giờ làm việc hành chính tại Việt Nam đã và đang sở hữu nhiều ưu điểm cũng như nhược điểm như sau:
4.1 Ưu điểm
- Tăng hiệu suất làm việc: Giờ hành chính giúp tạo ra một khung thời gian làm việc cố định, giúp người lao động tập trung và hoàn thành công việc hiệu quả hơn.
- Có sự tổ chức và hiệu quả: Giờ hành chính giúp tạo ra sự thống nhất, trật tự, kỷ cương trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Điều này giúp nâng cao hiệu quả hoạt động của các đơn vị, cũng như thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội.
4.2 Nhược điểm
- Gây áp lực và căng thẳng cho nhân viên: Giờ hành chính có thể gây áp lực và căng thẳng cho nhân viên, đặc biệt là những người có công việc nhiều áp lực, cần làm việc nhiều ngoài giờ hành chính.
- Không phù hợp với môi trường làm việc linh hoạt: Giờ hành chính không phù hợp với môi trường làm việc linh hoạt, nơi người lao động có thể tự do lựa chọn thời gian làm việc của mình.
>> Tham khảo thêm: 7 kỹ năng quản lý thời gian hiệu quả nâng cao hiệu suất
Việc áp dụng giờ hành chính có những ưu điểm và nhược điểm nhất định. Do đó, các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp cần có sự linh hoạt trong việc áp dụng khung giờ làm việc, phù hợp với đặc thù của từng ngành nghề, lĩnh vực và nhu cầu của người lao động.
5. Thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính
Theo khoản 1 Điều 107 Bộ luật Lao động, thời gian làm thêm ngoài giờ hành chính là khoảng thời gian làm việc ngoài giờ hành chính theo quy định của pháp luật và được thỏa ước lao động tập thể hoặc thông qua các nội quy lao động.
Trong đó, thời gian làm thêm ngoài giờ hành chính là quy định chung cho tất cả người lao động tại Việt Nam. Do đó, người lao động đang công tác tại các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp khi làm theo giờ hành chính vẫn có thể làm thêm ngoài giờ.
Cụ thể, theo khoản 2 Điều 107 Bộ luật Lao động các doanh nghiệp, cơ quản, tổ chức muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Làm thêm ngoài giờ hành chính phải nhận được sự động thuận của người lao động.
- Bảo đảm số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày, tối đa 40 giờ/tháng và không quá 200 giờ/năm.
- Tối đa 60 giờ/tháng, không quá 300 giờ/năm, đối với các trường hợp như:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm theo hợp đồng;
- Sản xuất, cung cấp điện, đường, nước, xăng, dầu, khí đốt;
- Dịch vụ trực tiếp liên quan đến an ninh quốc phòng;
- Sửa chữa, bảo trì công trình, thiết bị, phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị công nghệ;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
Như vậy, thời gian làm thêm giờ ngoài giờ hành chính tối đa là 40 giờ/tháng và 200 giờ/năm, trừ trường hợp được làm thêm không quá 60 giờ/tháng và 300 giờ/năm.
Tóm lại, Giờ Hành Chính là khoảng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan hành chính Nhà nước cũng như doanh nghiệp. Khung giờ làm việc hành chính VN thường được quy định là không quá 8 giờ/ngày. Tuy nhiên, tùy vào tính chất công việc mà khung giờ làm việc hành chính ở các nơi có thể chênh lệch nhau 30 phút hoặc 01 giờ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp