Quỹ dự phòng tài chính thuộc vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp, được trích lập từ khoản lợi nhuận sau thuế nhằm dự phòng cho những sự cố có thể xảy ra trong tương lai. Cùng TOPI tìm hiểu vai trò và cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cho doanh nghiệp nhé.
1. Quỹ dự phòng tài chính là gì?
Emergency Fund – Quỹ dự phòng tài chính là khoản tiền được trích lập ra từ lợi nhuận sau khi khấu trừ thuế của doanh nghiệp nhằm mục đích dự phòng cho những tổn thất, thiệt hại, khó khăn có khả năng xảy ra trong tương lai như: dự phòng giảm giá đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng phát sinh nợ phải trả, dự phòng giảm giá hàng tồn kho…
Bạn đang xem: Quỹ dự phòng tài chính là gì? Quy trình xây dựng quỹ dự phòng tài chính
Mỗi doanh nghiệp cần trích lập quỹ dự phòng cho những rủi ro có thể xảy ra
Bản chất quỹ dự phòng là “của để dành” nhằm trang trải cho những khó khăn có thể xảy sau này. Các doanh nghiệp cần dự trù các tổn thất có thể xuất hiện trong tương lai để có thể chủ động chuẩn bị nguồn tài chính một cách hợp lý.
Quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp cũng tương tự như quỹ dự phòng tài chính cá nhân, nhưng được nghiên cứu kỹ và trích lập, hoạch định cụ thể theo quy định của pháp luật.
Quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp thuộc vốn chủ sở hữu. Việc trích lập và sử dụng quỹ này cũng như hạch toán tăng, giảm các khoản dự phòng phải tuân theo quy định hiện hành đối với tổ chức tài chính vi mô hiện hành.
Có 3 nhóm quỹ dự phòng:
Nhóm 1: Dự phòng bù đắp tổn thất tài sản của doanh nghiệp (giảm giá đầu tư tài chính, giảm giá hàng tồn kho, nợ khó đòi)
Nhóm 2: Dự phòng khả năng phát sinh nợ phải trả của doanh nghiệp, gồm có dự phòng trợ cấp mất việc làm, dự phòng về bảo hành sản phẩm, hàng hóa, các hợp đồng có rủi ro lớn, tái cơ cấu doanh nghiệp…
Nhóm 3: Dự phòng về khả năng tổn thất vốn chủ sở hữu do những nguyên nhân khách quan.
2. Vai trò của quỹ dự phòng tài chính
Hiện nay, theo quy định của hệ thống kế toán Việt Nam, mỗi công ty cần trích lập nhiều khoản dự phòng khác nhau, nhằm đáp ứng các yêu cầu về mặt quản lý, bù đắp các tổn thất như: đầu tư ngắn hạn hoặc dài hạn không thu về lợi nhuận như ước tính, những khoản nợ lâu năm khó thu hồi, giảm giá để tiêu thụ hàng tồn kho, chi trả trợ cấp mất việc làm…
Quỹ dự phòng tài chính dùng cho nhiều tính huống tổn thất
Nếu trong kỳ kế toán không xảy ra tổn thất thì toàn bộ số dự phòng đã trích lập này có thể được chuyển giao sử dụng cho năm sau.
Nếu số tiền tổn thất thực tế vượt quá số tiền dự phòng đã trích lập thì phần chênh lệch thiếu này sẽ được tính vào chi phí phát sinh trong kỳ.
Như vậy, các khoản dự phòng về nợ phải trả và tổn thất tài sản thì các doanh nghiệp phải tính toán và ghi nhận vào chi phí một cách bắt buộc. Việc tính toán và xác định mức dự phòng chỉ mang tính chất ước lượng và chủ quan của doanh nghiệp, vì thế, nó có thể ảnh hưởng đến các thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hoặc các thông tin được kế toán cung cấp.
Quỹ dự phòng chưa dùng hết sẽ được chuyển giao cho kỳ sau
Đối với khoản dự phòng về quỹ thuộc vốn chủ sở hữu trích lập là bao nhiêu thì tùy theo từng công ty, nó không ảnh hưởng đến kết quả hoạt động kinh doanh trong Báo cáo tài chính. Do vậy khoản trích lập quỹ này không nên bắt buộc đối với tất cả các loại hình doanh nghiệp.
Xét cho cùng thì khoản dự phòng nào cũng nhằm giảm thiểu các rủi ro tài chính của doanh nghiệp khi thiệt hại thực tế xảy ra, vì thế các doanh nghiệp nên thực hiện trích lập quỹ dự phòng đầy đủ và kịp thời.
3. Cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính thông minh
Xem thêm : Tam hợp hóa tam tai là gì?
Tại Điều 34 Luật Quản lý, sử dụng và kinh doanh vốn tại doanh nghiệp số 69/2014 / QH13 quy định: Công ty chỉ được trích khoản lợi nhuận sau thuế để đầu tư phát triển cho các lĩnh vực kinh doanh chính và lập quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi nhân viên…
Để xác định được doanh nghiệp cần chú trọng trích lập quỹ dự phòng tài chính nào thì cần dựa trên việc xem xét những đối tượng có khả năng gây tổn thất đang.
Hiện nay, quỹ dự phòng của doanh nghiệp bao gồm các khoản cơ bản như sau:
Nghiên cứu các đối tượng có khả năng gây tổn thất để lập quỹ dự phòng
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: Khi giá trị thực bán của hàng tồn kho thấp hơn giá trị ghi sổ.
Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: Khi bị sụt giảm giá trị trong danh mục đầu tư, bao gồm: giảm giá trị đầu tư khi góp vốn cho công ty khác, giảm giá các chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ.
Dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi: Đây là khoản dự phòng cho những khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán hoặc khó đòi được từ khách hàng, đối tác..
Dự phòng bảo hành cho hàng hóa, sản phẩm, công trình xây dựng… bao gồm phần chi phí tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện sau khi đã bán cho khách hàng.
Tài khoản quỹ dự phòng tài chính trong doanh nghiệp dùng để phản ánh số hiện có và tình hình trích lập, sử dụng quỹ dự phòng tài chính của doanh nghiệp. Quỹ dự phòng tài chính trong doanh nghiệp được trích lập từ lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Việc hạch toán (hoạch toán) tăng, giảm quỹ dự phòng tài chính phải theo chính sách tài chính hiện hành.
Hy vọng những thông tin TOPI chia sẻ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về quỹ dự phòng tài chính và cách xây dựng quỹ dự phòng tài chính cho doanh nghiệp. Hãy theo dõi chúng tôi mỗi ngày để cập nhật kiến thức tài chính hữu ích nhé.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp