Quy hoạch nông thôn là gì? Nội dung quy hoạch nông thôn?

1. Quy hoạch nông thôn là gì?

Trước tiên chúng ta hiểu về quy hoạch như sau:

Quy hoạch về bản chất chính là việc phân bố, sắp xếp các hoạt động và các yếu tố sản xuất, dịch vụ và đời sống trên một địa bàn lãnh thổ (quốc gia, vùng, tỉnh, huyện) cho một mục đích nhất định trong một thời kì trung hạn, dài hạn để nhằm mục đích có thể từ đó cụ thể hoá chiến lược phát triển kinh tế – xã hội trên lãnh thổ theo thời gian và là cơ sở để nhằm mục đích lập các kế hoạch phát triển.

Có nhiều loại quy hoạch ở nhiều cấp độ, phạm vi và lĩnh vực khác nhau, như quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội một vùng lãnh thổ, quy hoạch phát triển một ngành kinh tế – kĩ thuật; quy hoạch cán bộ; quy hoạch đô thị; quy hoạch xây dựng các khu công nghiệp của một tỉnh…

Nguyên tắc cơ bản trong hoạt động quy hoạch đó là: Hoạt động quy hoạch sẽ cần tuân theo quy định của Luật Quy hoạch và các luật khác có liên quan. Và Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên; Bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ giữa quy hoạch với chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội. Bảo đảm kết hợp quản lý ngành với quản lý lãnh thổ; quốc phòng, an ninh; bảo vệ môi trường; Bên cạnh đó thì quy hoạch cần bảo đảm sự tuân thủ, tính liên tục, kế thừa, ổn định, thứ bậc trong hệ thống quy hoạch quốc gia.

Ta hiểu về nông thôn như sau:

Nông thôn được hiểu là phần lãnh thổ không thuộc nội thành, nội thị các thành phố, thị xã, thị trấn và được quản lý bởi cấp hành chính cơ sở là ủy ban nhân dân xã. Ở nông thôn, người dân thường sinh sống bằng nông nghiệp là chủ yếu.

Nhìn chung, ta nhận thấy, vùng nông thôn thường là vùng sinh sống, làm việc của cộng đồng chủ yếu là nông dân. Nông thôn thường có mật độ dân số thấp, có kết cấu hạ tầng kém phát triển hơn, có trình độ dân trí, trình độ tiếp cận thị trường và sản xuất hàng hóa kém hơn.

Từ định nghĩa được nêu trên về nông thôn ta có thể rút ra được các đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn như sau:

– Nông thôn là vùng sản xuất nông nghiệp là chủ yếu, ngoài ra có các hoạt động sản xuất và phi sản xuất khác phục vụ cho nông nghiệp. Chính vì vậy những người sinh sống ở nông thôn chủ yếu là nông dân. Vì vậy, để nhằm mục đích có thể rút ngắn khoảng cách giữa thành thị và nông thôn, cần chú trọng thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng như điện, đường, trường, trạm và áp dụng các tiến bộ kỹ thuật khác.

– Nông thôn có kết cấu hạ tầng kém phát triển, trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường thấp hơn, do đó, nhiều dân cư ở nông thôn đến các thành phố lớn để tìm kiếm các cơ hội việc làm.

– Nông thôn có thu nhập và đời sống thấp hơn, trình độ văn hóa, trình độ khoa học công nghệ kỹ thuật thấp hơn.

– Nông thôn giàu tài nguyên và các tiềm năng thiên nhiên, chẳng hạn như đất đai, nguồn nước, khí hậu,… Điều đó đòi hỏi để phát triển kinh tế – xã hội vùng nông thôn cần khai thác tốt tiềm năng của từng địa phương.

Nhằm mục đích để có thể phát huy các tiềm năng của nông thôn, Nhà nước chú trọng công tác xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Chính vì thế vấn đề quy hoạch nông thôn càng được quan tâm và có ý nghĩa quan trọng trong thực tiễn.

Ta hiểu về quy hoạch nông thôn như sau:

Căn cứ: Khoản 33 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 đưa ra định nghĩa sau: Quy hoạch xây dựng nông thôn được hiểu là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Ngày 01/01/2019 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 có hiệu lực quy định thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng nông thôn” được thay thế bằng cụm từ “quy hoạch nông thôn”.

Căn cứ Điểm a Khoản 18 Điều 48 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 cụ thể:“a) Thay thế cụm từ “quy hoạch xây dựng nông thôn” bằng cụm từ “quy hoạch nông thôn” tại khoản 33 Điều 3, tên Mục 4 Chương II và Điều 29;”

Như vậy, về bản chất thì quy hoạch nông thôn thực chất chính là việc tổ chức không gian, sử dụng đất, hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội của nông thôn. Quy hoạch xây dựng nông thôn bao gồm quy hoạch chung xây dựng xã và quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn cần tuân thủ các nguyên tắc sau:

– Các xã phải được lập quy hoạch chung xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch xây dựng vùng tỉnh, vùng huyện, làm cơ sở xác định các dự án đầu tư và lập các quy hoạch chi tiết xây dựng điểm dân cư nông thôn.

– Các khu vực dân cư nông thôn được xác định trong quy hoạch chung đô thị thì thực hiện việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn theo quy định tại Nghị định này.

– Các điểm dân cư nông thôn, khi thực hiện đầu tư xây dựng thì phải lập quy hoạch chi tiết xây dựng để cụ thể hóa quy hoạch chung và làm cơ sở cấp giấy phép xây dựng.

– Việc lập quy hoạch xây dựng nông thôn cần đảm bảo thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

2. Quy hoạch nông thôn tiếng Anh là gì?

Quy hoạch nông thôn tiếng Anh là: Rural planning.

3. Nội dung quy hoạch nông thôn:

Khoản 12 Điều 18 Thông tư 02/2017/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng nông thôn quy định về quản lý quy hoạch xây dựng nông thôn cụ thể như sau:

– Cơ quan trình duyệt: Uỷ ban nhân dân xã trình nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

– Cơ quan thẩm định: Cơ quan quản lý xây dựng huyện chủ trì phối hợp với các đơn vị chức năng của huyện có liên quan thẩm định nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

– Cơ quan phê duyệt: Uỷ ban nhân dân huyện phê duyệt nhiệm vụ và đồ án quy hoạch xây dựng nông thôn.

Theo Khoản 2, Điều 19 Thông tư 02/2017/TT-BXD quy định chi tiết một số nội dung về quy hoạch xây dựng nông thôn quy định về các trường hợp Điều chỉnh quy hoạch xây dựng nông thôn như sau:

– Những xã đã có quy hoạch xây dựng nông thôn được duyệt nhưng chưa đáp ứng các chỉ tiêu về nông thôn mới quy định tại Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới cấp xã, cấp huyện có liên quan theo Quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ.

– Xuất hiện những thay đổi về chính sách, chủ trương, các quy hoạch cấp trên đã được phê duyệt làm thay đổi các dự báo của quy hoạch xây dựng nông thôn

– Các biến động về địa lý- tự nhiên như: thay đổi ranh giới hành chính, sụt lở, lũ lụt, động đất và các yếu tố khác có ảnh hưởng đến các dự báo về phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng, là chương trình mục tiêu quốc gia của Chính phủ, là cuộc vận động lớn, có ý nghĩa quan trọng cả trước mắt và lâu dài. Đây là chương trình phát triển nông thôn toàn diện, bền vững với mục đích đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, nhanh chóng nâng cao cuộc sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

Trong chương trình xây dựng nông thôn mới, nông dân được xác định giữ vai trò chủ thể. Việc xây dựng nông thôn mới là sự khẳng định đúng đắn, cần thiết, nhằm mục đích để khơi dậy và phát huy mọi tiềm năng của nông dân vào công cuộc xây dựng nông thôn cả về kinh tế, văn hóa, xã hội, đồng thời bảo đảm những quyền lợi chính đáng của người nông dân.

Xây dựng nông thôn mới trên cơ sở phát huy nội lực là chủ yếu, Nhà nước đóng vai trò định hướng, hỗ trợ. Mọi việc phải được dân biết, dân bàn, dân làm, dân hưởng thụ. Trong quá trình xây dựng nông thôn mới thì việc quy hoạch nông thôn có ý nghĩa quan trọng.

Quy hoạch nông thôn cũng được đánh giá là nhiệm vụ chiến lược, đang đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung sự nỗ lực của Nhà nước và nhân dân để giải quyết những vấn đề cấp bách đang đặt ra trong quá trình triển khai đồng thời tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo.

Quy hoạch được xác định là tiêu chí quan trọng để nhằm mục đích hình thành hình thái làng xã nông thôn mới, bền vững trong xây dựng, nâng cao đời sống nhân dân. Vì vậy, để nhằm mục đích có thể xây dựng nông thôn mới, ngoài sự chỉ đạo sát xao của các cấp Đảng, chỉnh quyền, người dân cần phải chủ động phát huy vai trò của mình, cùng tham gia lao động, giám sát theo phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm; đề ra những giải pháp, định hướng để xây dựng nông thôn mới phù hợp với tình hình thực tiễn ở địa phương./.