Quy mô dân số là gì?

3. Quá trình gia tăng quy mô dân số Thế giới và Việt Nam qua các thời kỳ

Quá trình gia tăng quy mô dân số thế giới

Đầu công nguyên, dân số thế giới chỉ khoảng 270 đến 300 triệu người. Mãi đến năm 1830 dân số thế giới mới tròn một tỷ người. Ta thấy thời gian để thế giới tăng từ 300 triệu lên 1 tỷ người đầu tiên phải mất 1831 năm. Năm 1930, dân số thế giới tăng lên đạt mức 2 tỷ người. Như vậy, thời gian để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ người vào thời kỳ này là 110 năm. Đến năm 1960, dân số thế giới đạt tới 3 tỷ người. Đến thời kỳ này, thời gian để dân số thế giới tăng thêm 1 tỷ nữa rút lại chỉ còn 30 năm. Sau đó, thời gian này chỉ còn là 15 năm (năm 1975, thế giới có 4 tỷ người) và 12 năm (năm 1999, thế giới tròn 6 tỷ người). Dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người vào tháng 10 năm 2011.

Bảng 1. Biến động quy mô dân số thế giới 1830-2011

Tuy dân số thế giới có quy mô lớn, nhưng phân bố không đều giữa các nước và giữa các vùng. Nhìn trên bản đồ dân số thế giới, ta thấy dân số thế giới tập trung đông vào các nước đang phát triển, đặc biệt ở châu Á và châu Phi. Đây là khu vực có hầu hết các nước đang phát triển và là nơi tập trung nhiều quốc gia có quy mô dân số lớn như Ấn Độ và Trung Quốc. Sau châu Á, thì châu Phi là châu lục đông dân thứ hai trên thế giới và thứ ba là châu Mỹ – La tinh.

Bảng 2. quy mô dân số thế giới phân theo các châu lục

qmds-13

Quá trình gia tăng quy mô dân số Việt Nam

Năm 1921 dân số nước ta mới chỉ đạt 15 triệu rưỡi. Đến nay (tại thời điểm Tổng điều tra Dân số và Nhà ở 1 tháng 4 năm 2009), dân số nước ta đã đạt 85,7 triệu người. Trong vòng nửa cuối của thế kỷ thứ 20, từ 1945 đến 1999, dân số đã tăng từ 23 triệu lên 76,5 triệu (tăng hơn 3 lần).

Bảng 3. Dân số Việt Nam và tốc độ tăng trung bình hàng năm giai đoạn 1921-2010

qmds-14

Nếu đầu kỷ nguyên dân số Việt Nam chỉ bằng 0,6% dân số thế giới thì nay đã gần bằng 1,4%. Như vậy, tỷ lệ tăng dân số Việt Nam vượt xa tỷ lệ tăng bình quân dân số thế giới. Mặc dù những năm qua, Việt Nam đã phấn đấu giảm tốc độ tăng tự nhiên dân số (từ 3,4% năm 1955 xuống 2,2% năm 1990), nhưng vẫn còn cao hơn tốc độ tăng bình quân dân số thế giới. Năm 1990, tỷ lệ tăng dân số Việt Nam còn lớn hơn cả tỷ lệ tăng dân số của các nước chậm phát triển (tốc độ tăng bình quân của các nước này thời kỳ 1985-1990 là 2,1%). Từ sau Nghị quyết Trung ương 4 tháng 1/1993, tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam đã giảm mạnh. Năm 2004, tỷ lệ tăng dân số chỉ còn là 1,4%, và đến năm 2006, tỷ lệ tăng dân số của Việt Nam chỉ còn là 1,26%. Hiện nay, theo số liệu Tổng điều tra dân số 2009, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 10 năm qua (1999- 2009) của Việt Nam là 1,2%.

Dân số Việt Nam các năm 2011-2019 (x1000 người)
Dân số Việt Nam các năm 2011-2019 (x1000 người)

4. Dân số Việt Nam đạt 100 triệu người

Theo số liệu mới nhất từ Tổng cục Thống kê, tính đến thời điểm 0 giờ ngày 1 tháng 4 năm 2022, dân số Việt Nam đã đạt 99,2 triệu người. Dựa trên tốc độ tăng dân số trung bình trong những năm gần đây, dự báo rằng vào trung tuần tháng 4 năm 2023, Việt Nam sẽ chính thức trở thành một trong 15 quốc gia trên thế giới và một trong 3 quốc gia khu vực Đông Nam Á có quy mô dân số trên 100 triệu người.

Dựa trên số liệu thống kê, dân số trung bình của Việt Nam năm 2022 được ước tính là 99,46 triệu người, tăng thêm 955.500 người, tương đương với mức tăng 0,97% so với năm 2021. Trong đó, dân số thành thị chiếm 37,3%, với tổng số 37,09 triệu người, và dân số nông thôn chiếm 62,7%, với tổng số 62,37 triệu người. Số lượng nam giới trong dân số năm 2022 đạt 49,61 triệu người, chiếm tỷ lệ 49,9%, trong khi số lượng nữ giới là 49,85 triệu người, chiếm tỷ lệ 50,1%. Tỷ lệ giới tính của dân số năm 2022 được tính là 99,5 nam/100 nữ. Tuổi thọ trung bình của dân số cả nước ước tính là 73,6 tuổi, với tuổi thọ trung bình của nam giới là 71,1 tuổi và của nữ giới là 76,4 tuổi.