Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

Hiến pháp năm 2013 quy định con người khi sinh ra đã được pháp luật bảo vệ hai quyền cơ bản là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và bất khả xâm phạm về thân thể. Vậy quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.

Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân là gì?

1. Bất khả xâm phạm là gì?

Bất khả xâm phạm được hiểu là quyền không thể xâm phạm đến của cá nhân, tổ chức hoặc lớn hơn là một quốc gia nào đó. Pháp luật quốc gia và quốc tế bảo vệ quyền bất khả xâm phạm đó. Đối với công dân Việt Nam thì theo Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công dân có 2 quyền bất khả xâm phạm đó là quyền bất khả xâm phạm về thân thể và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Xem thêm: Thẻ bất khả xâm phạm.

2. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở là gì?

Quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân là công dân có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở và không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được đồng ý từ người đó, trừ trường hợp pháp luật cho phép.

Qua đó, có thể thấy hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể mà hành vi này có thể bị xử lý về hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

3. Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác sẽ bị xử lý như thế nào?

Theo quy định tại Điều 158 BLHS 2015 thì hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân có thể bị xử lý hình sự. Hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác có thể thể hiện qua các hành vi sau:

+ Khám xét trái phép chỗ ở của người khác;

+ Đuổi họ ra khỏi chỗ ở của họ;

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

+ Và những hành vi khác xâm phạm đến chỗ ở của công dân.

Những hành vi trên có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự tội Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định của BLHS hiện hành nếu như đáp ứng đủ những yếu tố dấu hiệu cấu thành tội phạm sau đây:

– Về khách thể: Tội này xâm phạm đến quyền bất khả xâm phạm chỗ ở của công dân được pháp luật bảo vệ

– Về mặt khách quan: khi thực hiện một hoặc một số hành vi sau: Khám xét trái phép chỗ ở của người khác; Đuổi họ ra khỏi chỗ ở của họ; Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ; Và những hành vi khác xâm phạm đến chỗ ở của công dân.

– Về mặt chủ quan: Người thực hiện hành vi một hoặc một số hành vi trên với lỗi cố ý

– Về chủ thể: Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường. Cá nhân có đủ tuổi, đủ năng lực hành vi hình hình sự theo quy định của pháp luật.

Cho nên, khi đáp ứng đủ các điều kiện cấu thành tội phạm nêu trên thì những người xâm phạm chỗ ở của người khác có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội danh Xâm phạm chỗ ở của người khác theo quy định tại Điều 158 BLHS 2015.

4. Các câu hỏi liên quan.

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định như thế nào?

Hiện nay, pháp luật chỉ quy định một số hành vi được mô tả trong Điều 158 Bộ luật Hình sự như dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực gây thương tích cho người khác hoặc chiếm, giữ tài sản (nhà ở) của người khác thì bị xử phạt hành chính theo quy định tại điểm h khoản 4 điều 13, điểm e khoản 2 điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ với mức phạt 2-10 triệu đồng.

Việc xử phạt hành chính đối với hành vi xâm phạm chỗ ở của người khác được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 158 BLHS 2015, hình phạt đối với tội phạm được quy định rất nghiêm khắc có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến hình phạt tù lên đến 5 năm.

Tội danh này được chia thành hai khung hình phạt chính gồm Phạt cải tạo không giam giữ 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 2 năm trong những trường hợp:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;

+ Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.

Phạt tù từ 1 đến 5 năm trong những trường hợp:

+ Có tổ chức;

+ Lợi dụng chức vụ quyền hạn;

+ Phạm tội 2 lần trở lên;

+ Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Thủ tục tố cáo hành vi xâm phạm chỗ ở của công dân?

  • Làm đơn tố cáo gửi cho cơ quan cấp huyện nơi cư trú. Trong đó trình bày rõ hành vi của những người xâm phạm chỗ ở của mình và yêu cầu cơ quan chức năng điều tra làm rõ
  • Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan chức năng sẽ thụ lý đơn, tiến hành xác minh, xem xét nội dung tố cáo và gửi quyết định giải quyết đơn tố cáo cho người tố cáo
  • Sau khi nhận kết quả giải quyết đơn tố cáo, nếu không đồng ý, công dân có thể làm đơn khiếu nại quyết định đó lên Thủ trưởng cơ quan cảnh sát điều tra để được xem xét giải quyết.

Trên đây ACC đã trình bày về nội dung cũng như một số vấn đề pháp lý liên quan đến quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.