“Chính thể quân chủ” được hiểu như sau:
Hình thức nhà nước, trong đó người đứng đầu nhà nước (vua, quốc vương, hoàng đế) được thiết lập theo nguyên tắc kế truyền.
Chính thể quân chủ là hình thức chính thể phổ biến của nhà nước chủ nô và nhà nước phong kiến.
Bạn đang xem: CHÍNH THỂ QUÂN CHỦ
Xem thêm : Tìm hiểu ý nghĩa thuật ngữ 24/7 là gì và sự khác nhau giữa 24/7, 24/24 và 24/7/365
Chính thể quân chủ – trong đó quyền lực tập trung toàn bộ (hay một phần) vào tay người đứng đầu nhà nước theo nguyên tắc kế thừa. Chính thể quân chủ lại có: Chính thể quân chủ tuyệt đối ở đó người đứng đầu nhà nước – vua, hoàng đế – có quyền lực tuyệt đối và là chủ tinh thần của đất nước. Chính thể quân chủ tuyệt đối là loại hình của nhà nước phong kiến – Nhà nước không có cơ quan đại diện, không có hiến pháp. Hiện trên thế giới còn Oman và Sudan là nước theo mô hình này. Chính thể quân chủ lập hiến (hạn chế) thì người đứng đầu nhà nước chỉ nắm một phần quyền lực tối cao và bên cạnh đó còn có một cơ quan quyền lực khác như nghị viện. Theo mô hình này, nhà nước ban hành hiến pháp; nhà vua không còn quyền lực tuyệt đối, hoạt động theo nguyên tắc “vua trị vì nhưng không cai trị” – vua không có thực quyền. Quân chủ lập hiến có hai loại: 1) Quân chủ nhị nguyên là loại hình tổ chức trong đó quyền lực nhà nước được chia đều cho hai cơ quan cơ bản của cấu trúc nhà nước là quyền lực của vua và quyền lực của nghị viện. Đây là mô hình tồn tại không lâu của thời kỳ đầu cách mạng tư sản, theo đó các bộ trưởng vừa chịu trách nhiệm trước vua, vừa chịu trách nhiệm trước Nghị viện; 2) Quân chủ đại nghị là loại hình tổ chức phổ biến hiện nay ở các nước tư bản, theo đó nguyên thủ quốc gia là các vị hoàng đế được truyền ngôi và chính phủ – bộ máy hành pháp hoạt động đến khi nào còn sự tín nhiệm của Nghị viện. Các bộ trưởng phải chịu trách nhiệm trước Nghị viện (hạ viện). Việc thành lập chính phủ trong tay đảng chiếm đa số ghế trong hạ viện. Nhà vua hầu như không tham gia vào việc giải quyết công việc của nhà nước. Nghị viện có quyền luận tội các vị quan có hàm bộ trưởng (Hiến pháp Đan Mạch, Na Uy, Bỉ…). Cách tổ chức chính thể quân chủ đại nghị ở các nước đang phát triển không hoàn toàn giống như các nước tư bản phát triển. Theo truyền thống lịch sử, nhà vua còn có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống chính trị của nhà nước (như Thái Lan, Nepal, Malaysia…).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp