Trong hệ thống pháp luật của các nước trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng, Hiến pháp luôn đóng vai trò đặc biệt quan trọng. Một trong những nội dung quan trọng được ghi nhận tại Hiến pháp chính là quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Và một trong những quyền được ghi nhận hết sức ý nghĩa và quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh phát triển của nền kinh tế thị trường hiện nay chính là quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ mà pháp luật không cấm.
- Điều kiện tối thiểu, hướng dẫn thủ tục thành lập chi Đoàn cơ sở
- Người dưới 18 tuổi có vay tiền được không – Điều kiện xét duyệt khoản vay
- Trả lời 1 lít bằng bao nhiêu ml? Cách chuyển đổi chính xác nhất từ lít sang ml, cm3, cc, kg
- Sinh tố bơ bao nhiêu calo? Ăn sinh tố bơ có béo không?
- Mức Xử Phạt Lỗi Không Tuân Thủ Vạch Kẻ Đường, Biển Báo Như Thế Nào?
Việc ghi nhận quyền này trong Hiến pháp không chỉ thể hiện đây là quyền cơ bản của con người mà còn thông qua đó thừa nhận rằng, đây là một trong những quyền phải được công nhận, tôn trọng và bảo vệ như những quyền cơ bản khác. Vậy, trên cơ sở ghi nhận này, quyền tự do kinh doanh của con người đã được cụ thể hóa như thế nào?
Bạn đang xem: Tự do kinh doanh là gì? Quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp?
1. Nguyên tắc tự do kinh doanh là gì?
Nguyên tắc tự do kinh doanh là nguyên tắc hiến định, theo đó các chủ thể kinh doanh được tự do thực hiện các hoạt động kinh doanh mà pháp luật không cấm. Tự do kinh doanh phải được thực hiện trong khuôn khổ của pháp luật, có nghĩa là khi thực hiện các quyền cụ thể trong nội dung của quyền tự do kinh doanh, các chủ thể phải tuân thủ các điều kiện pháp luật quy định hoặc phải thực hiện một số nghĩa vụ tương ứng.
2. Quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành:
Theo quy định hiện hành, quyền tự do kinh doanh được ghi nhận là một trong những quyền cơ bản của công dân thể hiện qua Điều 33 Hiến pháp năm 2013, theo đó mọi người đều có quyền tự do kinh doanh với bất kể ngành nghề nào, chỉ cần là trong khuôn khổ những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Điều này đã được cụ thể hóa từ đó làm cơ sở cho việc thực hiện quyền của công dân, cụ thể như sau:
Thứ nhất, theo quy định tại Điều 7 Luật doanh nghiệp năm 2014, quyền tự do kinh doanh được cá nhân, tổ chức thực hiện trong khuôn khổ những ngành, nghề không bị cấm. Việc tự do kinh doanh này được thể hiện qua việc họ có toàn quyền tự chủ trong việc kinh doanh, toàn quyền lực chọn về hình thức cũng như ngành, nghề liên quan và cả những vấn đề khác liên quan như địa bàn, quy mô kinh doanh,…
Thứ hai, quyền tự do kinh doanh còn được ghi nhận qua Khoản 3 Điều 4 “Bộ luật lao động năm 2019” về chính sách của Nhà nước về lao động, cụ thể đó là việc Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi đối với các hoạt động tạo ra việc làm, tự tạo việc làm, dạy nghề và học nghề để có việc làm; hoạt động sản xuất, kinh doanh thu hút nhiều lao động.
3. Nội dung cơ bản của quyền tự do kinh doanh:
Theo quy định của pháp luật, quyền tự do kinh doanh được thể hiện qua những nội dung cơ bản sau đây:
– Thứ nhất, cá nhân, tổ chức có quyền được tự mình lựa chọn những ngành nghề mà mình muốn kinh doanh trong phạm vi những ngành nghề mà pháp luật không cấm. Đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì việc kinh doanh được thực hiện sau khi đáp ứng đủ các điều kiện của ngành nghề đó.
–Thứ hai, quyền được tự do lựa chọn mô hình kinh doanh cho mình từ việc quyết định về vốn đầu tư, chỉ cần mức vốn đó đáp ứng quy định về vốn pháp định tối thiểu nếu là kinh doanh một số ngành nghề đặc thù theo quy định. Bên cạnh đó, có thể quyết định điều chỉnh quy mô kinh doanh của mình thông qua việc huy động vốn.
Xem thêm : Từ ghép là gì? Cách phân biệt từ ghép từ láy nhanh
– Thứ ba, được quyền tự lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế để thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, chỉ cần đảm bảo các quy định về loại hình đó như hộ kinh doanh, doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh hoặc trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần. Quyền tự do lựa chọn loại hình tổ chức kinh tế: .
– Thứ tư, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được toàn quyền thực hiện những vấn đề liên quan như lựa chọn khách hàng, thỏa thuận, ký kết hợp đồng, nội dung thực hiện,…
– Thứ năm, khi thực hiện hoạt động kinh doanh, các chủ thể được tự do cạnh tranh một cách lành mạnh. Khi phát sinh tranh chấp, các chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranh chấp được pháp luật quy định như thương lượng, hòa giải, trọng tài thương mại hay tòa án.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
4. Đặc điểm đặc thù của quyền tự do kinh doanh:
Trên cơ sở ghi nhận của Hiến pháp năm 2013 và cụ thể hóa của Luật doanh nghiệp năm 2014, quyền tự do kinh doanh có những đặc điểm đặc trưng sau đây:
Thứ nhất, việc thực hiện quyền tự do kinh doanh chỉ được thực hiện trong phạm vi khuôn khổ những ngành, nghề được pháp luật cho phép.
– Tại Khoản 6 Điều 17 của Luật Doanh nghiệp năm 2014 cũng chỉ rõ nghiêm cấm mọi hành vi kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh cấm đầu tư kinh doanh. Điều này có thể hiểu khi thực hiện hoạt động kinh doanh, chủ thể kinh doanh cần loại trừ những ngành nghề mà pháp luật cấm.
– Những ngành, nghề mà pháp luật cấm kinh doanh được quy định cụ thể tại Điều 6 Luật Đầu tư năm 2014 Sửa đổi bổ sung, bao gồm:
Xem thêm : Tài khoản đối ứng banknetibft là gì?
+ Các loại chất ma túy, hóa chất, khoáng vật có trong danh mục.
+Các hoạt động kinh doanh đối tượng là thực vật, động vật hoang dã nằm trong danh mục cấm của Việt Nam và quốc tế.
+ Kinh doanh mại dâm
+ Hoạt động kinh doanh mua bán về người, mô, bộ phân cơ thể người, sinh sản vô tính trên người.
+ Kinh doanh pháo nổ
Thứ hai, theo quy định tại Điều 7 Luật đầu tư năm 2014 đối với một số ngành, nghề kinh doanh đặc thù, cá nhân, tổ chức có quyền tự do kinh doanh nhưng chỉ khi đảm bảo đáp ứng đủ các điều kiện do pháp luật đặt ra nhằm đảm bảo an ninh, quốc phòng, trật tự an toàn xã hội, sức khỏe, đạo đức.
– Những ngành, nghề đầu tư kinh doanh đặc thù cần có điều kiện được quy định rõ trong danh mục ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2014.
– Điều kiện để được kinh doanh đối với một số ngành nghề đặc thù được quy định rõ trong các văn bản pháp luật do Việt Nam ban hành và điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Những quy định này phải đảm bảo tính công khai, minh bạch và đăng tải trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp