I – Nguyên nhân gây hiện tượng đổ mồ hôi nhiều
Cơ thể người xuất hiện hàng trăm tuyến mồ hôi nằm rải rác ở các vị trí khác nhưng chủ yếu ở mặt, nách, lòng bàn tay chân. Việc tiết mồ hôi là phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể nhưng lượng mồ hôi chảy ra quá mức có thể bắt nguồn từ lý do sau:
- Khi nào đi xe không chính chủ mới bị phạt?
- Tâm trạng đàn ông thay đổi thế nào khi 'đến tháng'?
- Chương trình dịch dùng để làm gì? Phân loại chương trình dịch
- Phân tích vai trò của pháp luật đối với Nhà nước, công dân và xã hội
- Kim Ngưu và Bọ Cạp có hợp nhau không? Mức độ hòa hợp giữa Kim Ngưu và Bọ Cạp
- Suy nhược cơ thể: Khi năng lượng cơ thể gần như cạn kiệt sẽ làm quá trình chuyển hóa và chức năng của tuyến mồ hôi bất thường. Ngoài ra các biểu hiện suy nhược cơ thể như kiệt sức, mệt mỏi, suy yếu sẽ gia tăng thân nhiệt và làm mồ hôi đổ nhiều.
- Cường giáp: Có thể làm gia tăng sự trao đổi chất khiến tuyến mồ hôi phải làm việc “gắng sức” và số lượng mồ hôi bài tiết ra nhiều.
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Khi mắc bệnh thì cơ thể có nồng độ hormone cortisol cao – chất làm cho mồ hôi bài tiết trên da nhanh quá mức.
- Ung thư không Hodgkin: Căn bệnh quái ác làm người bệnh xuất hiện triệu chứng ra nhiều mồ hôi vào ban đêm.
- Nhiễm trùng: Mồ hôi chảy nhiều do cơ thể bị nhiễm trùng, nhiễm khuẩn với bệnh lý điển hình: viêm xương khớp, bệnh lao, viêm van tim, viêm nội tâm mạc…
- Bệnh tiểu đường: Đường huyết cao khiến việc kiểm soát thân nhiệt ở trung tâm điều hòa nhiệt độ ở não bộ kém dẫn đến cơ thể nóng bức bí bách, mồ hôi túa ra nhiều hơn.
- Tác dụng phụ của thuốc: Đổ mồ hôi nhiều cũng là triệu chứng cho thấy bạn đang gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Ví dụ như: thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc chữa bệnh trầm cảm, thuốc chữa tim mạch…
Phản ứng phụ khi dùng thuốc khiến mồ hôi bài tiết quá mức
Bạn đang xem: Ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì? Ăn gì? 7 đồ uống giảm mồ hôi cực tốt
II – Đổ nhiều mồ hôi nên ăn uống gì hiệu quả?
Khi cơ thể có các biểu hiện tăng tiết mồ hôi bất thường người bệnh cần có hướng khắc phục nhanh chóng. Trong đó, cải thiện bệnh bằng việc ăn uống là giải pháp đơn giản, dễ thực hiện.
1. Đồ uống nên dùng khi ra nhiều mồ hôi
Khi cơ thể chảy mồ hôi quá mức thì lượng nước và chất điện giải bị “phân tán” ra ngoài nhanh. Cách tốt nhất là người bệnh nên sử dụng các loại nước bù nước, bù chất điện giải để tránh chán ăn mệt mỏi, suy kiệt. Vậy ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì tốt cho cơ thể?
1.1. Nước điện giải
Người đổ nhiều mồ hôi nên sử dụng các loại nước điện giải bởi mồ hôi bài tiết ra ngoài thường mang theo khoáng chất như: natri, canxi, kali, photpho, magie, bicarbonate… Nếu cơ thể ra quá nhiều mồ hôi thì dùng ngay nước điện giải để tránh tác động đến hoạt động trao đổi chất và tốc độ chuyển hóa.
1.2. Nước đỗ đen rang
Nước nấu từ hạt đậu đen được đánh giá thanh mát, loại bỏ độc và tăng điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, trong nước đỗ đen xuất hiện nhiều chất chống oxy hóa mạnh mẽ với khả năng cải thiện hệ miễn dịch, duy trì hoạt động tim mạch tốt và làm đẹp da.
Cách làm nước đậu đen rang rất đơn giản như sau:
- Cho khoảng 150 gam đậu đen vào chảo và rang nóng.
- Đổ phần đỗ đã chuẩn bị vào nồi cùng với 1 lít nước sau đó đun sôi tới khi đỗ đen chín thì dừng.
- Cuối cùng chắt bỏ bã và thu lấy nước đỗ đen để uống.
Xem thêm : Hoàn cảnh sáng tác Đây thôn Vĩ Dạ? Tóm tắt tác giả tác phẩm?
Nước đậu đen rang giúp ổn định thân nhiệt, thanh lọc cơ thể cực tốt
1.3. Nước sắc từ lá lốt
Ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì thì khổng thể bỏ qua nước uống từ lá lốt. Các chất từ lá lốt có khả năng ổn định lượng mồ hôi tiết ra và hạn chế chứng ra mồ hôi tay chân, trừ phong thấp hiệu quả.
Cách chế biến nước lá lốt đúng cách như sau:
- Rửa sạch lá lốt, chia lá lốt thành từng khúc nhỏ.
- Lấy phần lá lốt đó rang trên chảo và đảo đến khi lá lốt ngả sang màu vàng.
- Sau đó, phơi khô lá lốt xuống dưới mặt nền đất trong 2 đêm.
- Mỗi lần uống, bạn chỉ cần lấy khoảng 30 gam lá lốt, đun sôi với nửa lít nước.
Cần duy trì uống nước sắc lá lốt trong 1 tuần rồi tạm dừng trong 5 ngày sau đó mới tiếp tục uống thêm khoảng 1 tuần nữa.
1.4. Nước lá dâu tằm
Lá dâu tằm trong dân gian còn gọi là tang diệp – nguyên liệu tự nhiên giúp ngăn ngừa quá trình bài tiết mồ hôi cơ thể hiệu quả. Theo Đông Y, lá dâu tằm có tính lạnh, vị đắng ngọt, có tác dụng thanh nhiệt, tán phong và duy trì nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định.
Để chế biến nước lá dâu tằm dễ dàng, bạn có thể thực hiện theo các biện pháp như sau:
- Chuẩn bị: lá dâu tằm và rau má.
- Phơi khô các nguyên liệu này, mỗi lần sử dụng thì lấy khoảng 15 gam lá dâu tằm và 7 gam lá rau má.
- Cho hỗn hợp này vào nồi nước đun sôi, đợi nước nguội thì uống nước lá dâu tằm.
Nước lá dâu tằm có hiệu quả trong việc giảm bài tiết mồ hôi
1.5. Nước gạo nếp rang
Nước gạo nếp rang thơm là lựa chọn tốt cho câu hỏi ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì. Theo các ghi chép của Đông Y, gạo nếp là ngũ cốc có công dụng bổ huyết, bổ khí và cải thiện triệu chứng ra nhiều mồ hôi.
Xem thêm : Sau dấu chấm phẩy có cần viết hoa không? Trường hợp nào bắt buộc viết hoa?
Cách làm nước gạo nếp rang như sau:
- Chuẩn bị gạo nếp và lúa mì với tỷ lệ khối lượng bằng nhau.
- Cho gạo vào chảo rang nóng và giã nhỏ thành bột.
- Mỗi lần sử dụng thì lấy khoảng 15 gam, đun với nước sôi và uống mỗi ngày khoảng 2 lần.
1.6. Nước ép từ rau củ quả
Các loại nước rau củ quả là thức uống tăng cường nước, cải thiện sức khỏe vì giúp cơ thể thu nạp lượng lớn vitamin, khoáng chất. Vậy nên đối với người ra nhiều mồ hôi bị mất nước, chất điện giải thì nước ép rau củ là gợi ý hoàn hảo.
Các loại nước ép tốt cho cơ thể, hồi phục thể trạng nhanh từ rau củ bạn có thể lưu tâm gồm: nước ép cà chua, nước rau diếp cá, dưa chuột, dưa hấu, cần tây…
Nước ép từ rau củ tươi giúp bổ sung vitamin, khoáng chất
2. Món ăn cho người ra nhiều mồ hôi
Bên cạnh việc ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì thì các món ăn từ nguồn thực phẩm giúp người bệnh đẩy lùi hiện tượng nhanh chóng. Vậy nên hãy ưu tiên những thực phẩm chế biến từ nguyên liệu dưới đây:
- Món ăn chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt: Cháo yến mạch, mì nấu với thịt (thịt bò, thịt gà), cơm gạo lứt… Những món ăn giúp bổ sung năng lượng cho cơ thể, hạn chế đốt cháy quá mức năng lượng dự trữ và từ đó ổn định thân nhiệt tốt hơn.
- Món ăn bổ sung nhiều canxi, magie: Cá hấp, tôm chiên, canh ngao, cháo trai… Các món ăn tạo hướng khởi khi ăn đồng thời hỗ trợ bổ sung canxi và magie cho cơ thể, giải tỏa căng thẳng, kiểm soát hoạt động của tuyến mồ hôi tốt.
- Món ăn được chế biến từ dầu oliu: Ví dụ như thịt gà xào với dầu oliu, cá rán với dầu oliu. Điều này giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giảm hiện tượng nóng trong người, và từ đó phòng ngừa da tiết quá nhiều mồ hôi.
Các món ăn chế biến từ ngũ cốc nguyên hạt tốt cho người ra mồ hôi nhiều
III – Ra nhiều mồ hôi không nên ăn uống gì?
Bên cạnh một số loại nước uống hoặc món ăn tốt cho người ra nhiều mồ hôi thì một số loại đồ uống tổn hại đến sức khỏe. Các chất có trong loại đồ uống đó gây phản ứng mạnh với hệ thần kinh khiến lượng mồ hôi tiết ra nhiều hơn.
- Đồ uống chứa Caffein: Theo chuyên gia, lượng caffein xuất hiện trong các loại đồ uống tác động tới hệ thần kinh và não bộ. Khi “trung tâm điều khiển” hoạt động không chính xác sẽ chi phối đến hoạt đông của tuyến mồ hôi khiến chúng tiết ra nhiều hơn. Vậy nên cần tránh nước uống chứa Caffein như: nước tăng lực, nước trà đặc, cà phê…
- Đồ uống có chứa cồn: Có thể làm cho thân nhiệt tăng cao, kích thích tuyến mồ hôi bài tiết nhiều hơn, khiến bạn đổ nhiều mồ hôi. Ví dụ về đồ uống có cồn như là: rượu, bia…
- Các loại sữa chứa nhiều chất béo: Khi sử dụng loại đồ uống này, cơ thể sẽ tự động nạp một lượng chất béo khá lớn gây ức chế hệ tiêu hóa, làm cho bạn khó tiêu và ra nhiều mồ hôi hơn.
Ăn uống đúng cách là giải pháp quan trọng để giúp bạn đối phó được triệu chứng ra nhiều mồ hôi nhiều. Hy vọng bài viết trên đây đã giúp bạn giải đáp được thắc mắc: “Ra nhiều mồ hôi nên uống nước gì và không nên uống gì” để duy trì thể trạng tốt.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp