Phong cách lãnh đạo độc đoán (hay lãnh đạo chuyên quyền) đôi lúc sẽ khiến nhân viên cảm thấy thiếu tôn trọng và không có cảm tình tốt với nhà lãnh đạo. Tuy nhiên, đây lại là phong cách lãnh đạo được đánh giá là có năng suất hiệu quả cao.
Phong cách lãnh đạo độc đoán là gì?
Có thể nói, phong cách lãnh đạo độc đoán (autocratic leadership) là hình thức tự đưa ra những ý kiến và bắt buộc nhân viên phải thực hiện theo quyết định của họ. Sẽ không có bất kỳ một lời khuyên hay ý kiến đóng góp nào từ phía nhân viên cấp dưới. Người lãnh đạo quản lý tổ chức, doanh nghiệp bằng ý chí của mình, bác bỏ ý chí và sáng kiến của mọi thành viên trong tập thể.
Bạn đang xem: Ưu và nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Phong cách này thường chỉ được áp dụng với một số trường hợp như nhà lãnh đạo đã cầm chắc được sự thành công khi mà nhân viên thực hiện theo ý mình hoặc khi nhận thấy rằng nhân viên có đủ động lực để làm việc.
Nhìn chung, phong cách lãnh đạo độc đoán có những đặc điểm chính sau đây:
- Là người quyết định tất cả các phương pháp và quy trình làm việc
- Thành viên trong nhóm hiếm khi được tin tưởng khi đưa ra ý kiến hoặc thực hiện nhiệm vụ quan trọng
- Công việc được tổ chức bài bản và cứng nhắc
- Những sáng tạo và tư duy vượt trội của các thành viên không được ủng hộ
- Các quy tắc được đặt lên hàng đầu và được truyền đạt rõ ràng
Ví dụ điển hình về phong cách lãnh đạo độc đoán
Tìm hiểu thêm:
>> 4 phong cách lãnh đạo phổ biến dành cho nhà quản lý tài ba
>> Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo dân chủ
>> Phong cách lãnh đạo là gì? Bạn ở đâu trong 4 phong cách này?
Một số nhà lãnh đạo tiêu biểu cho phong cách lãnh đạo độc đoán có thể kể đến như:
Steven Jobs
Xem thêm : 13+ cách chữa bé gái bị hăm vùng kín tại nhà nhanh chóng
Steve Jobs có 1 câu nói nổi tiếng: “Dân chủ không tạo nên những sản phẩm tuyệt vời. Để làm được điều đó, anh cần một nhà độc tài thông thái”. Câu nói này đã thể hiện phong cách lãnh đạo độc đoán của ông. Steve Jobs tỏ thái độ hết sức quyết liệt đối với ý kiến của các chuyên gia và chỉ hành động theo những nguyên tắc của riêng mình. Ông thường xuyên đẩy mạnh quyền lực độc đoán của mình để đạt được những thành công đặc biệt.
Jobs vô cùng quyết đoán và mạnh mẽ với các quyết định của mình. Khi ông thấy gì đúng, ông sẽ bỏ mặc tất cả sự phản đối hay những chê trách của người ngoài để dự tính của mình. Khi Jobs vừa trở lại Apple trong thời kỳ đen tối nhất của Apple – giá cổ phiếu trượt giá liên tiếp và không phanh. Quyết định đầu tiên của ông là phải hạ giá cổ phiếu ưu đãi, tất cả các bộ phận tài chính đều phản đối ông, họ nói cần 2 tháng để họ nghiên cứu vấn đề này nhưng ông nhất quyết làm và “ Phải làm ngay” và ông đã thành công khi giá cổ phiếu từ 13 đô la tăng lên 20 đô la chỉ trong cùng một tháng.
Jack Welch
Đôi khi một CEO khó chịu có những điểm mạnh đủ để bù lại cho những hành vi độc đoán của anh ta, nhưng những điểm mạnh của anh ta thì không được báo giới kinh doanh chú ý nhiều bằng những điểm xấu. Trong những ngày đầu thành lập GE, Jack Welch cho triển lãm một tay đòn rất khoẻ của bánh lái khi ông ta ngoạn mục xoay ngược tình thế khó khăn của công ty.
Vào thời điểm và trong tình huống đó, đối với công ty của Welch, phong cách lãnh đạo chỉ đạo từ trên xuống dưới (top-down style) là thích hợp. Nhưng báo chí lại ít để ý đến Welch bằng cách nào cuối cùng đã chuyển dần sang phong cách lãnh đạo trí tuệ thông minh xúc cảm hơn, đặc biệt là khi ông ta đã khéo léo tạo triển vọng phát triển cho công ty và thúc đẩy mọi người làm theo.
Bill Gates
Bill Gates, một nhà lãnh đạo với phong cách lãnh đạo độc đoán khắc nghiệt như vậy, xét theo lý thuyết sẽ phá sản nhưng hiện tại Microsoft đang rất thành công. Thái độ được cho là tiêu cực của Gates được xem xét ở một khía cạnh khác. Gates là một nhà lãnh đạo hướng vào kết quả cuối cùng của mỗi cá nhân xuất sắc, trong một tổ chức mà các cá nhân và những người có động lực được lựa chọn kỹ càng.
Phong cách lãnh đạo rõ ràng rất khắc nghiệt của Gates đã thử thách những nhân viên phải cố gắng vượt qua những thành tích trước đây của họ. Điều này có thể rất hiệu quả khi nhân viên có khả năng, có động lực, và hầu như không cần sự hướng dẫn. Đó là tất cả những nét tính cách của các nhân sự IT của Microsoft.
Jeff Bezos
Tạp chí Forbes xếp ông đứng hàng đầu danh sách các CEO “đáng đồng tiền bát gạo” nhất nước Mỹ. Ông cũng lọt vào 5% những nhà lãnh đạo được đánh giá cao nhất ở các hạng mục như khả năng điều hành, tỷ lệ lương thưởng trên doanh số và tố chất lãnh đạo.
Những cựu quản lý ở Amazon vẫn luôn nhớ rõ quan điểm chăm sóc khách hàng tận lực của Bezos. Chẳng hạn, Simon Murdoch, người từng quản lý chi nhánh của Amazon ở Anh, kể rằng đích thân Bezos đã ra lệnh cho ông phải nới rộng hạn chót cho khách đặt hàng giao trong ngày từ 4 giờ chiều đến tận 6-7 giờ tối, bất chấp việc phải thay đổi toàn bộ kế hoạch hoạt động của bộ phận kho bãi và giao hàng. Với phong cách lãnh đạo độc đoán, ông đã giúp Amazon thành nhà bán lẻ hàng đầu thế giới.
Ưu nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán
Tiếp theo sẽ là phần chính của bài viết, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu những ưu điểm cũng nhược điểm của phong cách lãnh đạo độc đoán.
Ưu điểm
Phong cách chuyên quyền gắn liền với sự độc đoán có vẻ tiêu cực khi làm việc trong một tập thể. Tuy nhiên, tính chất chuyên quyền sở hữu những ưu điểm mà các lãnh đạo khác không có được. Khi người lãnh đạo là người hiểu biết nhất trong nhóm, phong cách chuyên quyền có thể dẫn đến các quyết định nhanh chóng và hiệu quả trong điều hành doanh nghiệp.
- Hạn chế sự trì trệ: Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình. Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.
- Thử thách năng lực nhân viên: Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo áp lực tích cực: giúp các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả. Suy cho cùng, điều này sẽ có lợi cho sự thành công của toàn doanh nghiệp.
Nhược điểm
Xem thêm : 10 giải pháp bảo vệ nguồn nước sạch hiệu quả nhất 2024
Bên cạnh những ưu điểm trên, những người lạm dụng phong cách lãnh đạo độc đoán này thường bị gắn với cái mác bảo thủ và độc tài.
Tham khảo thêm:
>> Xu hướng quản trị doanh nghiệp mới nhất dành cho nhà quản lý
>> Bỏ túi “bí kíp” bố trí nhân sự hiệu quả dành cho nhà quản lý
- Phong cách lãnh đạo độc đoán dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm.
- Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng.
- Tính chất độc đoán của người đứng đầu có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm. Trong khi đó lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến thức và xu hướng hiện đại khuyến khích việc ra quyết định ở tất cả các cấp bậc.
Kết luận
Suy cho cùng sẽ không có phong cách lãnh đạo nào là toàn điểm mạnh, cũng không có phong cách lãnh đạo nào chỉ toàn nhược điểm. Song song với việc hiểu rõ bản thân, nhà quản lý cần hiểu rõ nhân viên để đưa ra sự lựa chọn phong cách phù hợp trong từng tình huống. Do đó, để đánh giá kết luận chính xác nhất, việc sử dụng các công cụ tạo bài test online để xây dựng bài kiểm tra năng lực đang được nhiều doanh nghiệp lựa chọn. Do đó, một nhà lãnh đạo sáng suốt phải tìm ra cho mình phong cách lãnh đạo phù hợp nhất, đem đến nhiều thành công cho doanh nghiệp mình.
TestCenter.vn – Nền tảng công nghệ cung cấp giải pháp test online dành riêng cho doanh nghiệp Việt Nam. Tự hào đồng hành cùng +100 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như HONDA, Đại học FPT, TopCV, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB)…
Nếu bạn quan tâm đến giải pháp giúp nâng cao chất lượng tuyển dụng, đào tạo và đánh giá năng lực nhân sự giúp tối ưu chi phí lên tới 30%. Vui lòng đăng ký ngay tại đây để được tư vấn trực tiếp về Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter.
TestCenter.vn – Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự cung cấp giải pháp test online dành cho doanh nghiệp Việt Nam. TestCenter.vn với ngân hàng 300+ đề thi tuyển dụng nhân sự mẫu hỗ trợ quy trình đánh giá năng lực nhân sự. Tự hào đồng hành cùng +500 khách hàng doanh nghiệp hàng đầu như Honda, Sailun, Petrolimex, Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (MSB),…
Doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được 30% chi phí so với cách tuyển dụng truyền thống khi sử dụng Testcenter. Vui lòng ĐĂNG KÝ TẠI ĐÂY để nhận tư vấn 1-1 về các tính năng của Nền tảng đánh giá năng lực nhân sự TestCenter
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp