Bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn, sơ cứu thế nào cho đúng cách?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video rắn lục đuôi đỏ có độc không

PT images

Lâu nay, người dân có thói quen dùng dây cao su buộc phía sau vết thương mỗi khi bị rắn cắn, kể cả rắn lục đuôi đỏ, thế nhưng theo lương y Nguyễn Công Đức, nguyên giảng viên trường ĐH Y Dược, cách ga rô như vậy là chưa đúng.

Lâu nay, người dân có thói quen dùng dây cao su buộc phía sau vết thương mỗi khi bị rắn cắn, kể cả rắn lục đuôi đỏ, thế nhưng theo lương y Nguyễn Công Đức, nguyên giảng viên trường ĐH Y Dược, cách ga rô như vậy là chưa đúng.

Cũng theo lương y Đức, nếu là như vậy rất dễ bị hoại tử bởi máu sẽ không lưu thông kịp để nuôi các bộ phận khác phía ngoài vết thương.

Trở lại với chuyện rắn lục xanh đuôi đỏ đang hoành hành ở khu vực các tỉnh miền Trung, Lương y Nguyễn Công Đức cho biết, so với nộc độc của các loại rắn khác, rắn lục đuôi đỏ có lượng nộc độc thấp hơn nhiều. Cụ thể, rắn cạp nông, cạp nia chỉ cần 10 miligram nộc độc là có thể giết chết một người, rắn hổ mang là 15 miligram và để làm công việc tương tự thì rắn lục đuôi đỏ cần đến 100 miligram. Chính vì thế mà việc rắn lục đuôi đỏ cắn chết người là điều hầu như không thể xảy ra.

Tuy nhiên, nộc độc của loài rắn này có khả năng gây ra ngoại tử nếu như sơ cấp cứu không kịp thời và đúng cách, đặc biệt là bị cắn vào buổi tối khi mà lượng chất độc trong rắn ở mức cao nhất do cả ngày rắn không đi săn.

Khi chẳng may bị rắng cắn, dùng lá ổi nhai nhuyễn lấy nước làm vệ sinh vết thương. Sau đó dùng một miếng bông băng đặc lên vết thương rồi dùng băng thun bó lại sau đó chuyển đến bệnh viện để được điều trị bằng huyết thanh.

Một cách giảm đau hiệu quả khi bị rắn lục xanh đuôi đỏ cắn là dùng mủ của trái đu đủ non nhỏ vào vết thương, dùng nước của cả trái đu đủ uống để trung hòa nộc rắn, có tác dụng giảm đau tốt.

Nguyễn Minh (ghi)