Trong y học dân gian, cây chùm ngây trị bệnh gì?
Lá và quả của cây chùm ngây được dùng như một loại rau xanh, gọi là rau chùm ngây. Rau chùm ngây có tác dụng gì? Rau chùm ngây được sử dụng để điều trị tình trạng thiếu máu, viêm khớp hen suyễn, hỗ trợ điều trị ung thư, táo bón, đái tháo đường, tiêu chảy, động kinh, đau đầu, vấn đề tim mạch, huyết áp cao, sỏi thận, rối loạn tuyến giáp, nhiễm vi khuẩn, nấm, virus và ký sinh trùng…
Xem thêm : Tìm hiểu về thi sát hạch lái xe ô tô hạng B2
Trong dân gian, cây chùm ngây có thể được sử dụng để:
- Kích thích tiêu hóa: Cành non, lá non hoặc bánh tẻ, hoa và quả xanh chùm ngây đem luộc ăn có tác dụng kích thích tiêu hóa.
- Lợi sữa: Lá non dùng riêng hoặc phối hợp với các dược liệu khác có thể làm thuốc lợi sữa.
- Lợi tiểu: Lá già phơi khô sắc uống có tác dụng lợi tiểu nhẹ. Ngoài ra, hoa của cây chùm ngây có thể làm thuốc lợi tiểu và thông mật.
- Chữa tê thấp: Dầu ép từ hạt chùm ngây pha loãng dùng xoa bóp chữa tê thấp khớp.
Ngoài ra, cây chùm ngây đôi khi còn được dùng ngoài để hỗ trợ điều trị các bệnh lý viêm nhiễm ngoài da, mô mềm.
Xem thêm : Ăn quả trứng cá có tốt hay không? Người bệnh gout, tiểu đường có nên ăn
Dầu từ hạt chùm ngây được sử dụng trong thực phẩm, các sản phẩm chăm sóc da và tóc.
Tác dụng của cây chùm ngây trong y học hiện đại
Các nhà khoa học đã nghiên cứu và chỉ ra các tác dụng của cây chùm ngây cụ thể như sau:
- Ngừa ung thư: Lá cây rất giàu chất chống oxy hóa, vitamin C, kẽm và các hoạt chất khác có thể chống lại các gốc tự do, một số chất có thể gây ung thư và gây tổn thương DNA trong tế bào. Một nghiên cứu của Sreelatha và cộng sự vào năm 2011 được công bố trên tạp chí Thực phẩm và chất độc hóa học cho biết chiết xuất từ lá chùm ngây có khả năng ngăn ngừa ung thư phát triển. Loại lá này cũng chứa niazimicin và sitosterol, một hợp chất ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
- Giảm nguy cơ mắc bệnh tim: Một vài nghiên cứu trên động vật đã chỉ ra rằng lá cây có tác dụng hạ cholesterol giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa mạnh trong chiết xuất lá có thể giúp ngăn ngừa tổn thương tim và cũng được chứng minh là giúp duy trì một trái tim khỏe mạnh.
- Bảo vệ gan: Một nghiên cứu của Das N, Sikder K và cộng sự vào năm 2012 cho thấy lá chùm ngây có chứa sillymarin có thể làm tăng chức năng men gan. Nó cũng bảo vệ gan khỏi tổn thương sớm có thể gây ra do việc tiêu thụ thực phẩm giàu chất béo… Ngoài ra hoa và rễ của cây Moringa oleifera có chứa β-sitosterol, quercetin và một số glycoside, rutin và flavonoid, cũng có tác dụng bảo vệ gan, ngăn chặn quá trình oxy hóa lipid.
- Giảm lượng đường trong máu: Một nghiên cứu của Gupta R và cộng sự tiến hành năm 2002 được công bố trên tạp chí Đái tháo đường (Ấn Độ) đã đề cập rằng các chất có trong lá chùm ngây giúp giảm lượng đường trong máu, cũng như đường và protein trong nước tiểu. Do đó, loại thảo dược này rất tốt với bệnh nhân đái tháo đường. Ngoài ra, các nhà khoa học tin rằng những tác động này là do các hợp chất thực vật như isothiocyanates, axit chlorogenic trong lá giúp ổn định lượng đường trong máu sau bữa ăn.
- Giảm huyết áp cao: Lá của thảo dược chứa isothiocyanate, quercetin các hợp chất giúp ngăn chặn tình trạng động mạch bị dày lên, gây ra tình trạng cao huyết áp.
- Tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện quá trình trao đổi chất của cơ thể: Một nghiên cứu của Yu Yang và cộng sự vào năm 2012 đã chỉ rõ các hoạt chất chống oxy hóa, vitamin C và kẽm có trong lá chùm ngây có thể giúp cải thiện các hoạt động tế bào miễn dịch. Nhờ đó, hệ miễn dịch làm tốt vai trò là rào cản ngăn virus, vi khuẩn hoặc các gốc tự do đi vào cơ thể.
- Ngừa thiếu máu: Bạn có biết 100g bột lá khô chứa khoảng 28mg sắt, cao hơn so với lượng sắt trong thịt bò và các loại thịt động vật khác. Do đó, việc ăn loại rau này rất hữu ích cho các bệnh nhân thiếu máu do thiếu sắt.
- Hỗ trợ điều trị sỏi thận: Với đặc tính giúp lợi tiểu, lá chùm ngây có thể giúp cơ thể bạn phá hủy sỏi thận và loại bỏ tinh thể hình thành sỏi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp