Tần ô hay còn gọi là cải cúc – loại rau không thể thiếu vắng trong chế độ ăn uống lành mạnh ngày nay. Tác dụng của rau tần ô không chỉ được ví như một vị thuốc chữa bệnh tuyệt vời, mà còn là công cụ hữu hiệu giúp bạn khỏe dáng, đẹp da.
Tần ô cung cấp cho bạn rất nhiều dưỡng chất quan trọng cho sức khỏe tổng thể, nhất là kali. Rau có vị thơm ngon và dễ chế biến. Tần ô có 2 loại chính:
Bạn đang xem: Khám phá 11 tác dụng của rau tần ô giúp khỏe người, đẹp dáng
• Tần ô lá nhỏ: Đây là loại tần ô thường gặp nhất. Giống này rất phổ biến ở Nhật Bản. Các lá có hình răng cưa, khía sâu và hơi giống với cây dương xỉ. Lá thường có mày xanh đậm, khá dày và mọng nước.
• Tần ô loại lớn hoặc lá tròn: Giống tần ô này xuất hiện phổ biến ở Trung Quốc. Lá có kích thước rộng hơn và không khía sâu, màu sắc sáng hơn một chút so với loại tần ô lá nhỏ.
Hãy cùng Vườn Nhiên tham khảo 12 tác dụng của rau tần ô trong điều trị bệnh và chăm sóc sắc đẹp qua những thông tin dưới đây nhé!
Tác dụng của rau tần ô trong trị bệnh
Theo quan niệm của Đông y, rau tần ô có hương vị ngọt nhạt, hơi đắng nhẹ, the the, mùi khá thơm, tính mát, được xem như loại rau làm các món khai vị khá ngon, giúp tiêu hóa tốt, trừ đàm, tán phong nhiệt.
Sau đây là 7 tác dụng của rau tần ô trong điều trị bệnh mà rất ít ai biết:
1. Chữa đau mắt
Lấy rau tần ô rửa sạch với nước, hơ nóng rồi bắt đầu chườm lên mắt (hoặc cho vào túi vải nóng để chườm), nó sẽ trị đau mắt vô cùng hiệu quả.
2. Trị chứng đau đầu kinh niên
Đối với những người có chứng đau đầu kinh niên, hãy dùng một ít rau tần ô nấu lấy nước, mỗi ngày bạn chỉ cần dùng tầm 30gr nước đã nấu này. Sử dụng thêm rau tần ô hơ nóng đắp lên phần đỉnh đầu và hai bên của thái dương vào mỗi buổi tối trước khi ngủ (hoặc những lúc thấy nhức đầu) sẽ giúp giảm hẳn chứng đau đầu, đặc biệt trị đau đầu kinh niên rất hiệu quả.
Tần ô dùng để nấu lấy nước nên được phơi trước khi nấu. Khi phơi rau tần ô cần lưu ý chọn những cây hơi già một chút, tốt hơn cả là giữ lấy phần rễ cây. Những cây rau tần ô có hoa thì lại càng quý vì khi đem phơi, những cây này sẽ để được lâu hơn.
3. Giúp bổ tỳ, lợi tiểu, trị chứng hoa mắt
Lấy 200gr tần ô, một con cá diếc tầm nửa kg, một chút rượu, ít dầu ăn cùng các gia vị vừa đủ. Cá diếc đem làm sạch, bỏ vảy, rồi bắc dầu lên rán vàng, sau đó cho rượu vào đảo qua, thêm gừng và nước vào tiếp, nấu nhỏ lửa cho con cá chín đều. Cuối cùng, thêm tần ô vào và nấu cho đến khi nước sôi lại, nêm nếm gia vị. Một liệu trình sẽ ăn trong 10 ngày là một liệu trình.
4. Trị bệnh tiêu chảy
Nếu có hiện tượng đi ngoài lỏng hoặc bệnh tiêu chảy, thì dùng ngay 200gr tần ô nấu canh ăn để làm ấm tỳ vị. Ăn canh này liên tục từ 3 đến 5 ngày.
5. Chữa ho do lạnh ở người lớn
Sử dụng 100gr – 150gr rau tần ô, 200gr phổi heo thái miếng, tất cả cho vào nấu thành canh ăn cả nước lẫn cái trong bữa cơm. Một liệu trình sẽ ăn trong 3 đến 4 ngày. Nếu kiên trì thực hiện, người lớn bị họ do lạnh sẽ nhanh chóng thoát khỏi các cơn ho dai dăng, khó chịu.
6. Giải cảm mạo
Sử dụng 150gr rau tần ô tươi, rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào một tô to, đổ phần cháo đang sôi lên trên và để trong 5-10 phút cho đỡ nóng. Sau đó trộn rau lên ăn, cứ như vậy ngày ăn 2-3 lần. Bài thuốc này khá đơn giản nhưng lại có tác dụng giải cảm cực kỳ nhanh.
7. Hạ huyết áp và tốt cho sức khỏe tổng quát
Xem thêm : Bà bầu ăn dưa muối có sao không?
Rau tần ô chứa nhiều kali và các chất kiềm mật. Một chế độ ăn chứa hàm lượng kali cao sẽ giúp ngăn ngừa đột quỵ, tăng huyết áp, sẩn da, sỏi thận và mất xương. Ngoài ra còn có tác dụng bổ não, cung cấp các chất xơ thô tốt cho tiêu hóa, giúp thông tiện và giảm thiểu cholesterol trong cơ thể.
8. Chống ung thư phổi
Trong rau tần ô có chứa 2.320 IU vitamin A trên mỗi 100gr, chiếm đến 77% tổng lượng vitamin A được khuyến nghị cung cấp cho cơ thể hằng ngày. Vitamin A là một loại vitamin có khả năng hòa tan trong chất béo và được hấp thụ thông qua quá trình tiêu hóa. Sau đó, loại vitamin này có thể được sử dụng ngay cho các chức năng của cơ thể hoặc đượ lưu trừ lại trong gan và tế bào mỡ.
Có một nghiên cứu lớn đã chứng minh được mối quan hệ giữa chế độ ăn nhiều rau xanh cung cấp vitamin A (dưới dạng caroten) và nguy cơ bị bệnh ung thư phổi của những người tình nguyện tham gia. Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận rằng, ăn nhiều loại rau quả giàu vitamin A hoàn toàn có liên quan đến việc giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi.
Cũng trong nghiên cứu trên, lá tần ô, cùng với khoai lang được xem là đặc biệt hiệu quả trong việc giảm thiểu nguy cơ bị ung thư phổi ở những người tham gia nghiên cứu.
Tác dụng của rau tần ô trong làm đẹp
Tác dụng của rau tần ô không chỉ hiệu quả đối với sức khỏe con người, mà còn thể hiện ở lĩnh vực làm đẹp, đặc biệt là vóc dáng, làn da.
9. Hỗ trợ giảm cân
Tần ô chứa nhiều acid chlorogenic, vốn là một loại acid được tìm thấy trong hạt cà phê. Acid chlorogenic giúpcơ thể làm chậm lại quá trình giải phóng glucose vào máu sau mỗi bữa ăn. Điều này đã khiến tần ô trở thành một trong những lựa chọn lý tưởng để giảm cân.
Hơn nữa, lá rau tần ô với hàm lượng calorie rất thấp (chỉ có 24 calorie/100gr), hàm lượng chất xơ lại cao và ít chất béo càng là một lựa chọn hoàn hả để giúp cơ thể thon gọn hơn.
10. Rau tần ô giúp đẹp da
Ngoài công dụng giảm cân, tần ô còn chứa các hợp chất chống oxy hóa như vitamin, carotenoid, flavonoid. Các chất chống oxy hóa này vừa có lợi cho sức khỏe con người, vừa tốt cho làn da vì nó giúp loại bỏ các gốc tự do cùng các phân tử phá hủy liên quan đến nếp nhăn da, lão hóa sớm lẫn bệnh tim và ung thư. Để giữ được nhiều nhất tác dụng chống oxy hóa có trong lá tần ô, bạn cố gắng đừng nấu quá chín.
11. Có lợi cho người tập gym
Lượng protein có trong 100gr tần ô là 3,4gr, đạt mức khá cao so với các loại rau xanh khác. Không chỉ vậy, tần ô còn cung cấp một lượng kali khổng lồ. Khi ăn rau tần ô, bạn sẽ nhận được một lượng kali nhiều hơn đến gần 30% so với khẩu phần chuối tương tự. Điều này thật thú vị vì từ lâu chuối đã được xem như một tiêu chuẩn vàng về kali – thực phẩm không thể thiếu vắng trong chế độ ăn của người tập gym.
Sở dĩ nói Kali là một khoáng chất vô cùng quan trọng, đặc biệt với người tập gym, tập thể dục vì nếu không có nó, các xung thần kinh trong cơ thể sẽ không thể di chuyển và cơ bắp không thể co lại.
Những tác dụng phụ
Một số người khi ăn rau tần ô có thể gặp các phản ứng có hại như như đau bụng nhẹ. Cũng có người dị ứng với lá hoặc hoa của rau tần ô.
Phụ nữ có thai và đang cho con bú nên hạn chế dùng rau tần ô vì hiện nay chưa rõ những thông tin an toàn cụ thể.
Cách chọn và bảo quản rau
Khi chọn rau tần ô, bạn hãy tìm những chiếc lá tươi tắn, sáng màu một chút, không bị dập hoặc có tình trạng héo úa. Tránh mua nhầm những phần rau có lá viền vàng vì hiện tượng này có thể bị khiến đắng. Rau tần ô có lá và thân nhỏ thì sẽ mềm hơn.
- Để bảo quản ngắn hạn, bạn trữ rau tần ô trong túi thoáng khí và chứa trong ngăn mát tủ lạnh mà không cần rửa, sẽ giữ được 3 – 7 ngày.
- Để bảo quản dài hạn, bạn chần rau tần ô qua nước sôi 2 phút, sau đó để ráo và rửa lại bằng nước lạnh rồi hãy cho vào ngăn đông.
Rau tần ô thường kết hợp với thực phẩm nào?
Tần ô là món rau rất được ưa chuộng vì dễ ăn, dễ chế biến. Bạn có thể ăn sống hoặc dùng nấu các món canh ngon mát.
Xem thêm : Hắt xì hơi 1, 2, 3 cái là điềm gì?
Dưới đây là một số gợi ý tuyệt vời về thực phẩm kết hợp với rau tần ô:
Tần ô kết hợp thịt heo
Món này rất thích hợp cho phụ nữ sau sinh vì nó có tác dụng tiết nhiều sữa mẹ. Chế độ ăn của sản phụ sau sinh nên bổ sung món rau tần ô nấu với thịt nạc băm, tốt nhất nên hấp cách thủy.
Cách chế biến:
– 300gr thịt nạc heo đem băm nhỏ, vo viên cỡ ngón tay.
– 200gr rau tần ô rửa sạch, để ráo nước, xắt vừa ăn.
– Dùng tô lớn, đặt tần ô xuống đáy, đặt thịt heo lên trên bề mặt rau, cho thêm một ít nước mắm cho dễ ăn hơn.
– Đem đi hấp cách thủy, khi chín lấy ra dùng trong 2 lần trưa và chiều chung với cơm. Ăn như vậy liên tiếp 3-5 ngày sẽ thấy rõ hiệu quả.
Tần ô kết hợp gan heo
Kết hợp rau tần ô với gan heo bạn sẽ có được món canh vừa dễ ăn, lại vừa có tác dụng giúp cơ thể hạ hỏa. Đặc biệt, món ăn này cực kỳ tốt với những người hay bị chảy máu cam.
Tần ô kết hợp thịt bò
Thịt bò vốn giàu dinh dưỡng, rất tốt cho cơ thể, có khả năng giúp điều hòa khí huyết, có lợi cho tiêu hóa và bồi bổ gân cốt. Do vậy, kết hợp nấu tần ô với thịt bò sẽ được món ăn nhiều dinh dưỡng, phù hợp cho những người bị thiếu máu, hay bị đau lưng và co cứng chân tay.
>>Xem thêm Video: Cách nấu một số món ngon từ rau tần ô
Một số thắc mắc về rau tần ô
Tôi có thể ăn hoa tần ô không?
Có! Toàn bộ phần ở trên mặt đất của cây tần ô đều ăn được. Hoa tần ô hiện không phổ biến tại các chợ rau, vì nó được thu hoạch trước khi ra bông. Bạn chỉ có thể mayi mắn bắt gặp những bông hoa nhỏ, chưa nở trên những thân cây non.
Tần ô có phiên bản hữu cơ không?
Tần ô trồng thông thường hiện nay phổ biến hơn nhiều so với trồng hữu cơ (organic). Rau tần ô rất dễ trồng và thường không cần phải phun thuốc trừ sâu. Tình trạng tương đối “sạch” của loại rau này có thể là lý do khiến nó không thu hút sự chú ý từ những người trồng rau hữu cơ. Nếu bạn muốn có rau organic, thì tốt nhất là nên tự trồng, sẽ khá là dễ.
Tần ô có thể bị biến đổi gien (GMO) không?
Đến nay, chưa có sản phẩm tần ô bị biến đổi gien nào ở bất kỳ cấp độ thương mại nào tại bất kỳ đất nước nào.Các cây họ cúc là loài hoa cảnh quan trọng về mặt thương mại trên thế giới, và có những giống được biến đổi gien chủ yếu vớimục đích thay đổi màu sắc hoa hoặc tạo ra khả năng kháng bệnh để dùng trong các môi trường nghiên cứu. Một số loại tương lai có thể sẽ được phân phối một cách thương mại trong ngành công nghiệp hoa
Tuy nhiên, bất kỳ loài thực vật nào khi cần biến đổi gien đều phải đáp ứng được các điều kiện nghiêm ngặt để ngăn chặn sự thụ phấn chéo hoặc gây ô nhiễm đối với các loài hoang dã cũng như những loài được sử dụng làm thực phẩm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp