Lần đầu tiên được thưởng thức món rau xuyến chi xào tỏi, chị Nguyễn Thị Lễ (Cầu Giấy, Hà Nội) rất bất ngờ vì đây là cây cỏ dại mọc ven đường nhưng khi ăn có vị hăng, hậu vị ngọt. Người quen của chị cho biết đây là món ăn dân giã ít người biết đến.
- Thị trường chứng khoán mở cửa lúc mấy giờ? Giờ mở cửa và đóng cửa chứng khoán
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy theo Điều 255 Bộ luật Hình sự
- Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng? Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu quân chủng? Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu Quân khu? Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu vùng Hải quân?
- Phát triển kinh tế tập thể trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
Theo TS.BS Phạm Việt Hoàng, nguyên Phó giám đốc Bệnh viện Tuệ Tĩnh, Hà Nội, cây xuyến chi rất quen thuộc nhưng sử dụng nó làm món rau ăn thì không phải ai cũng biết. Từ 50 năm trước, Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã thúc đẩy trồng cây xuyến chi ở châu Phi vì dễ canh tác và có thể sử dụng làm rau ăn.
Bạn đang xem: Tác dụng của xuyến chi ít người biết
Trong Đông y, xuyến chi được coi là bài thuốc, có vị đắng và tính bình (mát), hơi cay nhẹ, có công dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể, trị côn trùng cắn, trị viêm sưng họng, tiêu chảy. Toàn bộ cây xuyến chi đều có thể dùng từ rễ, thân, hoa.
Xem thêm : Giảm cân nhanh chóng trong một tuần với giá đỗ
Thời gian qua, trên diễn đàn chia sẻ kinh nghiệm bệnh tiểu đường, chị Lê Thị Lan (Tam Nông, Phú Thọ) cho biết mẹ chị bị đái tháo đường type 2, đường huyết ở mức 7,2 mmol/l khi đói. Sau khi được bác sĩ kê đơn uống đường huyết đã giảm dần và mẹ chị sử dụng thêm trà xuyến chi bằng cách lấy khoảng 500 gram cây xuyến chi đem rửa sạch và bỏ rễ. Sau đó nấu cùng với 2 lít nước để uống mỗi ngày thay nước lọc.
Về thông tin này, TS Hoàng cho biết cây xuyến chi đã được nghiên cứu trên chuột về công dụng chữa đái tháo đường type 1 và 2. Tuy nhiên, việc nghiên cứu này mới chỉ dừng lại ở trên động vật. Cơ chế làm hạ đường huyết của dịch chiết nước xuyến chi là kích tích tăng tiết insulin và chống teo tế bào tuyến tụy. Như vậy, khi dùng cây xuyến chi chữa bệnh, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ của mình.
Cùng quan điểm, theo thạc sĩ, bác sĩ Trần Viết Thắng, Phó trưởng khoa Nội tiết, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM cây xuyến chi từ lâu trong y học cổ truyền được coi là thuốc. Tuy nhiên, người bệnh cần sử dụng cây thuốc, vị thuốc hỗ trợ tùy từng trường hợp và mức độ bệnh.
Xem thêm : Người đã chết có được cấp sổ đỏ không?
Hiện nay, việc điều trị bệnh theo Đông Tây y kết hợp được triển khai ở nhiều cơ sở y tế. Vì vậy, vị chuyên gia này khuyến cáo người bệnh cần tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, không nên dùng các thuốc trị bệnh theo chia sẻ của hội nhóm chia sẻ kinh nghiệm của cá nhân từng người.
Bác sĩ Thắng cho biết để kiểm soát đường huyết tốt, người bệnh cần tuân thủ chế độ ăn uống, vận động thể lực và sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn. Đặc biệt là duy trì thói quen tự theo dõi đường huyết mỗi ngày. Tần suất đo đường huyết mỗi ngày tùy thuộc vào loại bệnh ví dụ đái tháo đường type 1, type 2 hay tiểu đường thai kỳ, tình trạng bệnh, tình trạng mức đường huyết mục tiêu, phác đồ điều trị, điều kiện mỗi người. Phương Thuý
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp