Sau dịch Covid, nước muối sinh lý được sử dụng phổ biến với công dụng làm sạch mũi, họng và vết thương. Gần đây, sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt là một trào lưu làm đẹp được nhiều người quan tâm. Nhưng nước muối sinh lý có thật sự có khả năng trị mụn không? Da mụn có nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý không? Hãy cùng Doctor Acnes tìm hiểu về nước muối sinh lý và cách sử dụng hợp lý nhé.
- Top 20 Thuyết minh về cây hoa mai ngày tết hay chọn lọc
- Mừng sinh nhật 12/12, Shopee giảm sâu nhiều sản phẩm đến 90%
- Thực đơn giảm cân: 30 món ăn hấp dẫn như ở nhà hàng 5 sao, ngày Tết không sợ béo lại còn giảm cân
- Gợi ý một số cây phong thủy tuổi Tuất mang lại tài lộc
- Năm 2023 khi công ty phá sản có bồi thường không?
Nước muối sinh lý là gì và công dụng của nước muối sinh lý
Nước muối sinh lý là dung dịch muối natri clorua 0,9%, độ pH từ 4,5 đến 7 và có áp suất thẩm thấu là 308 mOsmol/lít, là dung dịch đẳng trương vì có áp suất thẩm thấu tương đương với các dịch trong cơ thể như máu, nước mắt trong điều kiện bình thường. Nước muối sinh lý có hai loại cơ bản là vô khuẩn tuyệt đối – dạng dịch truyền và sạch cơ bản – dạng chai, lọ dùng ngoài. Mục đích sử dụng của hai loại cũng khác nhau.
Bạn đang xem: Da mụn có nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý không?
Công dụng của nước muối sinh lý dạng dịch truyền là bổ sung dịch và điện giải cho cơ thể bằng cách tiêm truyền tĩnh mạch. Trong khi đó, với dạng bào chế làm thuốc dùng ngoài, nước muối sinh lý được dùng với các công dụng như nhỏ mắt, nhỏ mũi, súc miệng và rửa vết thương. Khi dùng ngoài, nước muối sinh lý loại bỏ bụi bẩn, vi khuẩn với cơ chế rửa, làm sạch, nước muối sinh lý không có tác dụng sát trùng, kháng khuẩn.
Da bị mụn có nên rửa mặt bằng nước muối sinh lý không?
Tác dụng của việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt
Trong y khoa, nước muối sinh lý có thể được sử dụng như một dung dịch làm sạch. Vết thương cần được làm sạch để loại bỏ bất kì chất ngoại nhiễm nào có thể trở thành nguyên nhân gây nhiễm trùng. Dung dịch nước muối sinh lý không vi sinh được xem là lựa chọn hàng đầu vì tính đẳng trương, nó không gây tích nước hay rút nước từ các tế bào tại bề mặt vết thương. Bên cạnh đó, nước muối sinh lý không gây dị ứng và không can thiệp vào quá trình lành vết thương, không làm thay đổi hệ vi sinh vật thông thường trong khu vực vết thương so với chất sát khuẩn và chất khử trùng.
Vậy khi sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để rửa mặt có thể đem lại những lợi ích gì? Với tác động làm sạch bề mặt, nước muối sinh lý có thể hỗ trợ loại bỏ bụi bẩn, bã nhờn và vi khuẩn trên da. Ngoài ra, nước muối sinh lý cũng không làm ảnh hưởng đến hàng rào tự nhiên trên da cũng như hệ vi sinh vật thông thường.
Tuy nhiên, nước muối sinh lý không chứa các hoạt chất khác như hoạt chất điều trị mụn nên tác dụng của việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý không thể kiểm soát việc mọc mụn mà chỉ ở mức độ hỗ trợ làm sạch da. Bên cạnh đó, tác dụng làm sạch bề mặt da của nước muối sinh lý nhẹ nhàng và không có tác dụng tẩy tế bào chết cho da. Nước muối sinh lý cũng không chứa các hoạt chất hoạt động bề mặt đóng vai trò tẩy rửa như propylene glycol, hexylyne glycol, pentylene glycol… để có thể thay thế nước tẩy trang. Vậy nên, rửa mặt bằng nước muối sinh lý chỉ có tác động làm sạch nhẹ nhàng trên bề mặt da, không thể thay thế việc tẩy trang và điều trị mụn.
Tác hại tiềm ẩn của việc sử dụng nước muối sinh lý đối với da bị mụn
Xem thêm : Trẻ Sơ Sinh Mấy Tháng Biết Hóng Chuyện
Việc lạm dụng nước muối sinh lý để rửa mặt gây ra những tác hại nhất định trên da, nhất là đối với da bị mụn. Rửa mặt bằng nước muối sinh lý quá nhiều lần có thể làm da bị mất nước, bị khô vì có độ pH acid nhẹ. Từ đó, tuyến bã nhờn sẽ bị kích thích và sản sinh dầu thừa trên lớp biểu bì của da, tăng khả năng gây tắc nghẽn lỗ chân lông và gây mụn trứng cá.
Đối với việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt cho da mụn, tác dụng làm sạch của nước muối sinh lý không vượt trội hơn so với nước thông thường. Thay vì sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt, để kiểm soát tình trạng da mụn, nên lựa chọn sữa rửa mặt dịu nhẹ thích hợp để làm sạch và kiểm soát tình trạng mụn tốt hơn.
Bên cạnh đó, các loại nước muối tự pha để rửa mặt có thể tiềm ẩn rủi ro gây kích ứng da, làm trầm trọng tình trạng mụn. Nếu tự pha nước muối, các dung dịch này có thể không đảm bảo đúng nồng độ để tạo dung dịch đẳng trương và không đảm bảo tính vệ sinh, tiệt trùng. Dung dịch có nồng độ muối vượt quá 0,9% là dung dịch ưu trương, có nguy cơ làm da khô, mất nước.
Rửa mặt với nước muối sai cách làm tổn thương hàng rào bảo vệ da, mất cân bằng độ pH và gây ra tình trạng khô, sạm, kích ứng. Ngoài ra, so với nước muối thông thường, nước muối sinh lý được xử lý qua nhiều bước hơn. Các thành phần dùng để điều chế phải tinh khiết và quá trình điều chế phải đảm bảo vệ sinh.
Nước muối tự pha dùng muối ăn có nhiều tạp chất và bụi bẩn nên không được đảm bảo tuyệt đối như nước muối sinh lý. Vì vậy, các dung dịch nước muối này có thể làm trầm trọng tình trạng da như mụn trứng cá, bệnh chàm và có khả năng gây tăng sắc tố và sẹo.
Tóm lại, đối với da bị mụn, không nên sử dụng và lạm dụng nước muối sinh lý rửa mặt để hạn chế kích ứng, mất cân bằng độ ẩm và làm tình trạng mụn của da tệ hơn. Để kiểm soát và điều trị mụn tốt hơn, hãy tư vấn với Bác sĩ Da liễu để lựa chọn những sản phẩm chăm sóc da thích hợp đối với tình trạng da hiện tại.
Nước muối sinh lý có thể được dùng trong trường hợp nào?
Xem thêm : BIỂN SỐ XE ĐUÔI 33 CÓ Ý NGHĨA GÌ?
Tuy không nên sử dụng nước muối sinh lý cho da bị mụn nhưng việc rửa mặt bằng nước muối sinh lý cho da sau các liệu trình xâm lấn như laser, lăn kim, RF microneedle… trong 24-48 giờ đầu có khả năng hỗ trợ làm sạch da, tránh kích ứng. Da sau các liệu trình xâm lấn nhạy cảm và dễ kích ứng nên nước muối sinh lý với tính chất làm sạch dịu nhẹ, đảm bảo độ sạch và không ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da rất thích hợp để sử dụng.
Mặc dù khá dịu nhẹ và an toàn cho da nhưng nước muối sinh lý không phải giải pháp làm sạch lâu dài dành cho da. Sau các liệu trình xâm lấn 24-48 giờ, cần quay về các bước làm sạch da và rửa mặt bằng sữa rửa mặt và nước sạch như trước khi thực hiện các liệu trình điều trị da.
Ngoài ra, lạm dụng việc sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt trong thời gian dài, không những xuất hiện một số tác hại không mong muốn như mẩn đỏ, ngứa, bong tróc da mà còn tạo ra một lượng rác thải nhựa không cần thiết ra môi trường.
Cách sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt
Các bước rửa mặt với nước muối sinh lý
Trong khoảng 24 – 48 giờ sau các liệu trình xâm lấn như laser, lăn kim, RF microneedle…. rửa mặt với nước muối sinh lý tối đa 2 lần một ngày và cần chú ý rửa mặt đúng cách theo thứ tự các bước sau.
- Bước 1: nhỏ nước muối sinh lý vào một miếng bông tẩy trang.
- Bước 2: lau nhẹ nhàng bằng miếng bông tẩy trang đã thấm nước muối sinh lý lên khắp mặt hoặc các vùng da nhạy cảm hay kích ứng.
- Bước 3: có thể lau lại bằng bông tẩy trang khô không thấm nước.
Lưu ý khi rửa mặt với nước muối sinh lý
Bên cạnh sử dụng nước muối sinh lý đúng cách, còn có những điểm quan trọng cần lưu ý khi sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt, bao gồm:
- Sử dụng nước muối sinh lý pha sẵn, được bán tại các hiệu thuốc, không nên sử dụng các dung dịch nước muối tự pha tại nhà vì không đảm bảo đúng nồng độ, dễ gây kích ứng da.
- Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý 1-2 lần/ngày để rửa mặt trong 24-48 giờ sau các liệu trình điều trị có xâm lấn như laser, lăn kim, RF microneedle… Không nên lạm dụng việc rửa mặt với nước muối sinh lý trong thời gian dài.
- Ngừng sử dụng nước muối sinh lý nếu gặp những hiện tượng như đỏ, rát, cảm giác căng da, châm chích. Nên đến gặp các Bác sĩ Da liễu để được điều trị và hướng dẫn chăm sóc da phù hợp.
Tóm lại, nước muối sinh lý là dung dịch đẳng trương, có tác dụng làm sạch nhẹ nhàng bề mặt da, không làm tổn hại hàng rào bảo vệ của da nhưng nước muối sinh lý không thích hợp để sử dụng thay thế bước rửa mặt bằng sữa rửa mặt và nước sạch đối với da mụn. Nước muối sinh lý không có công dụng trị mụn và có thể dẫn đến các hiện tượng bùng mụn, kích ứng da. Chỉ nên sử dụng nước muối sinh lý để rửa mặt trong 24-48 giờ đầu tiên sau treatment. Ngừng sử dụng và tư vấn với Bác sĩ Da liễu nếu da xuất hiện các tình trạng như đỏ, rát, châm chích.
Tài liệu tham khảo
- “Can Washing Your Face with Salt Water Really Give You Beach-Fresh Skin?“. Healthline
- El-Amawy HS, Sarsik SM. “Saline in Dermatology: A literature review“. J Cosmet Dermatol . 2021 Jul;20(7):2040-2051. doi: 10.1111/jocd.13813. Epub 2020 Nov 5
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp