Về cơ bản, rủi ro được chia thành hai nhóm: rủi ro phi hệ thống và rủi ro hệ thống.
Rủi ro phi hệ thống, hay còn gọi là rủi ro cá biệt, là loại rủi ro chỉ tác động đến một công ty hay một ngành kinh doanh nào đó. Ví dụ, việc giám đốc điều hành đương nhiệm của công ty Y từ chức có thể khiến giá cổ phiếu Y giảm do những lo ngại từ phía nhà đầu tư về tương lai của công ty sau khi thiếu vắng một nhà quản lý tài ba; hay việc tăng thuế đánh vào các doanh nghiệp lắp ráp xe hơi có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến cổ phiếu của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này (trong khi các ngành khác không hề bị ảnh hưởng).
Bạn đang xem: Các loại rủi ro trên thị trường chứng khoán
Rủi ro phi hệ thống có thể kiểm soát được không? Câu trả lời là có, rủi ro này có thể giảm bớt, thậm chí loại bỏ được nếu nhà đầu tư áp dụng nguyên tắc quen thuộc – “không bỏ tất cả trứng vào một rổ”, hay là đa dạng hóa tài sản đầu tư. Chừng nào số tiền của nhà đầu tư được phân bổ cho cổ phiếu của nhiều công ty khác nhau, hay tốt hơn nữa là phân bổ cho cổ phiếu của các công ty hoạt động ở những lĩnh vực kinh doanh khác nhau chứ không chỉ tập trung vào một cổ phiếu Y hay cổ phiếu của một ngành sản xuất xe hơi, những rủi ro cá biệt như đã nêu trong ví dụ ở trên hoàn toàn có thể được phân tán hết.
Xem thêm : Top 10 Tổ chức từ thiện nổi tiếng tại TP. Hồ Chí Minh
Thị trường tài chính cũng tạo ra những sản phẩm phục vụ tốt mục tiêu đa dạng hóa của nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư cá nhân có số vốn hạn chế hoặc chưa được trang bị đầy đủ các kiến thức chuyên sâu giúp họ phân tích và xây dựng những danh mục đầu tư phù hợp. Đó chính là hình thức quỹ đầu tư. Bằng cách mua chứng chỉ quỹ đầu tư, nhà đầu tư có thể sở hữu một phần danh mục đã được đa dạng hóa thuộc sự quản lý của một tổ chức/cá nhân chuyên nghiệp (công ty quản lý quỹ/ chuyên gia quản lý quỹ). Bản thân quỹ đầu tư cũng là một loại sản phẩm đem lại những lựa chọn phong phú – từ quỹ cổ phiếu, quỹ trái phiếu, quỹ đầu tư vào cả cổ phiếu lẫn trái phiếu đến quỹ hoán đổi danh mục…
Trái ngược với rủi ro phi hệ thống, hay rủi ro cá biệt là nhóm rủi ro có thể giảm thiểu được, rủi ro hệ thống là yếu tố gần như không thể kiểm soát. Đây là loại rủi ro tác động đến tất cả các loại tài sản, hay nói cách khác là đến toàn bộ thị trường. Lạm phát, các biến cố kinh tế – chính trị, chiến tranh hay thiên tai là những ví dụ điển hình minh họa cho rủi ro hệt thống. Trong trường hợp này, việc nắm giữ một danh mục đầu tư đã được đa dạng hóa đầy đủ cũng không còn nhiều ý nghĩa do rủi ro xảy ra sẽ gây ảnh hưởng đến không chỉ một, hay một vài, mà mọi tài sản/chứng khoán trong danh mục.
Một số loại rủi ro đáng chú ý nằm trong nhóm rủi ro hệ thống bao gồm:
Xem thêm : Ăn gì tránh bệnh hậu sản sau sinh, mẹ tốt sữa, bé lên cân?
– Rủi ro thị trường: là khả năng nhà đầu tư bị thua lỗ do những biến động của giá thị trường. Tùy theo tài sản mà nhà đầu tư nắm giữ là cổ phiếu, trái phiếu hay các loại tài sản khác, biến động giá tương ứng có thể gây bất lợi cho nhà đầu tư. Các yếu tố biến động thường thấy có thể là thay đổi giá cổ phiếu, thay đổi của lãi suất, tỷ giá, giá hàng hóa… Trong nhiều trường hợp, rủi ro thị trường có thể xuất hiện hoặc trầm trọng thêm do phản ứng mang tính tâm lý của nhà đầu tư trước những sự kiện xảy ra. Tâm trạng hoảng loạn sau đợt giảm giá đầu tiên có thể gây tác động dây truyền, tạo nên tình trạng bán tháo và đẩy thị trường vào vòng xoáy giảm giá. Vì vậy, bên cạnh việc phân bổ tài sản của mình vào những khoản đầu tư đa dạng chịu ảnh hưởng ở mức độ khác nhau từ những nhân tố biến động cụ thể, hay khai thác các chiến lược phòng ngừa rủi ro bằng chứng khoán phái sinh, nhà đầu tư cũng cần duy trì sự nhận định tỉnh táo trước những biến động của thị trường và cân nhắc triển vọng dài hạn của khoản đầu tư.
– Rủi ro lạm phát: lạm phát xảy ra khi giá cả hàng hóa và dịch vụ tăng lên, theo đó làm giảm sức mua hay giá trị của tài sản và thu nhập từ đầu tư. Ví dụ, bạn đầu tư 100 triệu đồng vào một trái phiếu kỳ hạn 5 năm và trả lãi suất cuống phiếu (coupon) 10%. Như vậy, mỗi năm bạn nhận được khoản tiền lãi cố định 10 triệu đồng trong vòng 5 năm, đến cuối năm thứ 5 thì nhận lại giá trị mệnh giá 100 triệu. Nếu tỷ lệ lạm phát hàng năm là 5%, khoản thu nhập 10 triệu đồng từ lãi trái phiếu chỉ có giá trị bằng 9,5 triệu đồng vào năm sau, 9,025 triệu đồng vào năm sau nữa…Lạm phát càng cao thì giá trị thực sự của các khoản thu nhập từ đầu tư mang lại càng giảm. Rủi ro này thường đi liền với những loại chứng khoán có thu nhập cố định như trái phiếu trong ví dụ nói trên, nhưng cũng có thể ảnh hưởng đến cả các nhà đầu tư cổ phiếu.
– Rủi ro suy thoái kinh tế: là loại rủi ro xảy ra khi nền kinh tế lâm vào tình trạng suy thoái, hệ quả là nhiều loại tài sản đầu tư có thể bị suy giảm giá trị. Đa dạng hóa danh mục đầu tư cũng lại là một biện pháp hữu hiệu giúp hạn chế tác động của yếu tố rủi ro này. Cụ thể, nhà đầu tư cần xác định được và bổ sung vào danh mục những tài sản không mang tính chu kỳ hay là ít bị ảnh hưởng tiêu cực ngay cả khi kinh tế suy giảm (như cổ phiếu ngành thực phẩm, năng lượng, y tế…).
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp