Bào ngư là một trong những loại hải sản mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của người dùng. Nó là một loại ốc sống bám dính vào san hô hoặc các tảng đá dưới đại dương. Vậy “Ruột bào ngư có ăn được hay không?”. Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
- Nêu đặc điểm cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của rêu – Olm
- Chuyên đề QUÁ TRÌNH THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC VIỆT NAM VÀ CUỘC KHÁNG CHIẾN CỦA NHÂN DÂN VIỆT NAM CHỐNG PHÁP (1858-1884).
- Bên mua bảo hiểm có thể được bảo hiểm đối với những người nào?
- Việt Nam có bao nhiêu họ? Giới thiệu về tất cả các họ ở Việt Nam
1. Tìm hiểu thêm về con bào ngư
Bào ngư là gì? Đây là một loại động vật thân mềm, vỏ cứng, thuộc họ Haliotidae và chi Haliotis. Chúng có các chân nhỏ nhưng dẻo dai, sức hút mạnh mẽ để bám vào bề mặt đá.
Bạn đang xem: Ruột bào ngư có ăn được không?
Tại Việt Nam, bào ngư được tìm thấy chủ yếu ở vùng biển các tỉnh miền Trung.
Loại hải sản thân mềm này là nguyên liệu tuyệt vời để chế biến những món ăn thơm ngon, bổ dưỡng. Hương vị của nó khi nấu chín tương tự như một số loại ốc khác nhưng nó có nhiều thịt, ngọt, giòn hơn. Bạn có thể chế biến món bào ngư hấp, xào, áp chảo hoặc ăn sống với mù tạt.
Vỏ của chúng thường được dùng để làm đồ trang sức, cúc áo hoặc các vật dụng trang trí khác (vì nó có ánh xà cừ khá đẹp mắt).
2. Giá trị dinh dưỡng của bào ngư
Trước khi tìm hiểu bào ngư có tác dụng gì, bạn hãy cùng Hello Bacsi nhìn qua thành phần dinh dưỡng của loại nhuyễn thể quý hiếm này.
Bào ngư bổ dưỡng với hàm lượng giàu protein, dồi dào các vitamin và khoáng chất cần thiết. Chúng bao gồm canxi, sắt, kali, kẽm,beta-carotene. Hàm lượng chất béo của loại hài sản này rất thấp và hầu như không có cholesterol.
Bào ngư tươi có thể được ăn sống như một loại sashimi. Bên cạnh đó, loại hải sản này cũng có thể chế biến thành những món đa dạng khác. Bào ngư bao nhiêu calo? Trong 100g bào ngư đã hấp chín chứa khoảng 189kcal, có giá trị dinh dưỡng như sau:
- Protein: 19.6g
- Tổng chất béo: 6.78g
- Carbohydrate: 11g
- Canxi: 37mg
- Sắt: 3.8mg
- Magie: 56mg
- Phốt pho: 217mg
- Kali: 284mg
- Vitamin C: 1.8mg
- Folate: 14 µg
- Retinol: 2µg
- Vitamin A, RAE: 2µg
3. 7 tác dụng của bào ngư đối với sức khỏe
Loài nhuyễn thể thân mềm này không chỉ có hương vị tuyệt vời mà còn là nguồn cung cấp dinh dưỡng tuyệt vời. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn những công dụng của bào ngư.
3.1 Ngăn ngừa ung thư
Một nghiên cứu đã chứng minh chiết xuất từ bào ngư có thể ức chế tế bào ung thư.
Cụ thể, uống chiết xuất nội tạng của chúng làm giảm sự phát triển của khối u (xét về cả khối lượng và trọng lượng khối u). Ngoài ra, chiết xuất này cũng giảm khả năng di căn ung thư.
Hơn nữa, chiết xuất này còn có đặc tính chống ung thư bằng cách phá hủy các tế bào mang mầm bệnh ung thư.
3.2 Giảm nguy cơ mắc bệnh tim
Bào ngư chứa axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA).
DHA và EPA là những dạng omega-3 có giá trị sinh học cao nhất. Chúng là những axit béo thiết yếu có đặc tính chống viêm. Các loại axit béo này có khả năng giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch bằng cách làm giảm mức độ chất béo trung tính trong máu.
3.3 Tăng cường hệ miễn dịch
Xem thêm : Sữa Grow Plus Vàng Sữa Non 0+ 850G (0-12 tháng)
Các axit béo omega-3 có trong bào ngư cũng có lợi cho hệ thống miễn dịch. Theo các nhà nghiên cứu đang làm việc tại các trường Đại học bang Michigan (Hoa Kỳ), hợp chất axit béo omega-3 có khả năng thúc đẩy hoạt động của các tế bào bạch cầu (còn gọi là tế bào B). Đây là loại tế bào quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể.
3.4 Điều hòa chức năng tuyến giáp
Ăn bào ngư có tác dụng gì? Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các tế bào trong cơ thể. Để làm đúng chức năng của mình, hormone giáp cần được cung cấp đủ iốt.
Trong khi đó, bào ngư chứa một lượng iốt đáng kể để đáp ứng nhu cầu sử dụng của tuyến giáp. Không những thế, loài hải sản này còn có khả năng kích thích chức năng hoạt động của tuyến giáp bằng cách tăng cường hormone và cải thiện quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
3.5 Giữ cho gan khỏe mạnh
Một trong những tác dụng bào ngư là hỗ trợ hoạt động và tăng cường sức mạnh giải độc của gan. Nó cũng có thể ngăn ngừa các tổn thương gan do thường xuyên uống bia, rượu.
3.6 Ngăn ngừa đau khớp và duy trì sức khỏe xương
Sức khỏe xương, khớp quyết định khả năng vận động và di chuyển của bạn. Viêm khớp hoặc những chấn thương ở hệ xương, khớp là tình trạng phổ biến gây ra nhiều khiếm khuyết nghiêm trọng cho sức khỏe nhiều người.
Trong khi đó, loại hải sản này rất giàu glycosaminoglycans tự nhiên. Đây là dưỡng chất cần thiết cho sức khỏe xương, khớp và các mô liên kết. Nó hỗ trợ chức năng vận động của khớp và giảm đau do bệnh viêm khớp.
Không những thế, mỗi con bào ngư còn chứa nhiều phốt pho và canxi có lợi cho sức khỏe hệ xương. Hai loại dưỡng chất này phối hợp với nhau để cải thiện mật độ xương và giữ cho xương khỏe mạnh.
3.7 Quản lý cân nặng
Bào ngư có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Tính chất này giúp cơ thể duy trì trạng thái cân bằng trao đổi chất, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. Nó được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến khích sử dụng trong hầu hết chế độ ăn kiêng, thải độc cơ thể vì khả năng hỗ trợ quá trình trao đổi chất theo nhiều cách khác nhau.
4. Ruột bào ngư có ăn được không?
Ruột bào ngư là bộ phận có lớp túi màu đen, nằm ở phía dưới lớp thịt cồi sau khi bạn tách phần thịt bào ngư ra khỏi vỏ. Ruột bào ngư chính là nơi trao đổi chất cũng như phân hủy và bài tiết các chất độc ra bên ngoài.Tùy vào cơ địa mỗi người và sở thích riêng mà nhiều người ta ăn luôn cả bộ phận ruột của bào ngư giống như một số loại ốc sò khác. Tuy nhiên, cũng có trường hợp một số người ăn ruột bào ngư xuất hiện vài dấu hiệu dị ứng như ngứa, phát ban hay phù nề. Vì thế, bạn cũng nên cân nhắc khi ăn ruột bào ngư. Nếu có dấu hiệu về tình trạng sức khỏe sau khi ăn ruột bào ngư, thì hãy đến tìm bác sĩ để điều trị kịp thời nhé!
5. Cách chọn mua bào ngư tươi ngon
Bạn có thể chọn mua bào ngư dưới 2 dạng: bào ngư tươi và bào ngư khô tùy theo nhu cầu sử dụng và chế biến món ăn. Cụ thể:
5.1 Đối với bào ngư tươi
Bào ngư cũng giống như các loại sò ốc khác, bạn nên dùng tay chạm thử vào phần thịt của chúng. Nếu có độ đàn hồi tốt và không xuất hiện các vết nhớt, hôi tanh bất thường là bào ngư tươi. Ngoài ra, dùng mắt để quan sát phần thịt bào ngư cần phải tròn dày, nhìn đồng đều và có đường màu đỏ ở chính giữa, khi cầm có cảm giác nặng tay.Bạn nên chọn những con bào ngư có kích thước vừa phải sẽ có hương vị đậm đà hơn so với bào ngư kích thước nhỏ hoặc quá to.Bào ngư tươi có thể ở dạng còn sống hoặc đông lạnh. Nhìn chung, bào ngư tươi thường có giá thành cao nên bạn hãy chọn mua tại các địa điểm bán hải sản uy tín để đảm bảo chất lượng, tránh chọn nhầm bào ngư giả hoặc kém chất lượng.
5.2 Đối với bào ngư khô
Bào ngư khô ngon là những con có hình dáng hoàn hảo, thịt dày, thân tròn và không có bất kì dấu hiệu vết nứt hay xước. Đồng thời, ở giữa bào ngư cũng có một đường màu đỏ và thịt bào ngư có màu hồng nhạt, mùi không quá nồng, khó chịu.
6. Cách bảo quản bào ngư
6.1 Đối với bào ngư tươi:
Nếu bạn có dự định nấu ăn trong ngày thì hãy đặt bào ngư vào trong hộp đựng thực phẩm, phủ bằng khăn ẩm và cho vào ngăn mát tủ lạnh.Còn nếu bạn có dự định nấu ăn sang ngày hôm sau hoặc vài bữa sau khi mua bào ngư về, thì bạn hãy quấn riêng từng con bào ngư bằng màng bọc thực phẩm, cho vào hộp kín và đặt vào ngăn đông tủ lạnh. Thời gian bảo quản bào ngư trong ngăn đông lên đến 3 tháng.
6.2 Đối với bào ngư khô:
Vì đã được làm khô trước, nên khi mua về bạn chỉ cần cho vào hũ kín, đặt ở những nơi khô ráo hoặc ngăn đông tủ lạnh đều được. Một điểm đáng lưu ý về bào ngư khô, đó chính là bạn có thể thấy bề mặt bào ngư xuất hiện lớp phấn trắng. Tưởng chừng như mốc, nhưng hóa ra không phải, đó là do muối mặn có trong nước biển mà bào ngư tiết ra ngoài.Ngoài ra, đối với bào ngư đóng hộp, bạn chỉ cần đọc hướng dẫn của nhà sản xuất được in trên bao bì sản phẩm. Chẳng hạn, có thể đặt bào ngư đóng hộp ở nhiệt độ thường, những nơi khô ráo hoặc bên trong ngăn mát tủ lạnh từ 1 – 3 độ C.
7. Cách chế biến bào ngư sạch, đúng cách
7.1 Cách chế biến bào ngư tươi
Bước 1: Chà vỏ và mặt trên bào ngư để loại bỏ cát bẩn Bạn cho bào ngư vào chậu nước, lấy bàn chải dùng lực vừa phải để chà lên vỏ và phần mặt trên của bào ngư, vừa chà vừa rửa dưới vòi nước chảy để loại bỏ cát bẩn bám trên bào ngư.
Xem thêm : Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh hành vi pháp lý đơn phương với hợp đồng?
Bước 2: Tách phần thịt bào ngư khỏi vỏĐặt bào ngư lên thớt (hoặc khu vực sạch), bạn dùng một tay cầm lớp vỏ bào ngư, còn một tay dùng muỗng inox có bản rộng để lấy ra toàn bộ phần thịt bào ngư.Sau đó, bạn có thể rửa phần thịt bào ngư dưới vòi nước nhẹ để loại bỏ các tạp chất và nhầy màu đen bám xung quanh. Vẩy nước cho ráo bớt.
Bước 3: Cắt lấy phần thịt cồi bào ngư Dùng lưỡi dao, cắt bỏ phần ruột màu xám đen để lấy được thịt cồi bào ngư.
Bạn dùng ngón tay trỏ nhấn vào phần răng (khối nhô màu đen trên cồi bào ngư), cắt loại bỏ nó.
Bước 4: Thái lát để chế biến món ăn phù hợp Tùy theo nhu cầu chế biến món ăn mà bạn có thể để nguyên con hoặc thái lát bào ngư. Trước khi chế biến, bạn rửa sơ bào ngư qua nước, để ráo nhé!
7.2 Cách chế biến bào ngư khô
Trước khi chế biến bào ngư khô, bạn nên ngâm bào ngư vào nước (nhiệt độ thường) khoảng 48 tiếng. Sau đó, vớt ra, rửa nhẹ nhàng dưới vòi nước để loại bỏ bụi cát còn sót lại.Cuối cùng đem đi thái lát hoặc để nguyên con chế biến tùy theo sở thích.
7.3 Cách chế biến bào ngư đóng hộp
Với bào ngư đóng hộp, bạn chỉ cần đọc hướng dẫn sử dụng được in trên bao bì. Thông thường, bao ngư đóng hộp, chỉ cần khui ra và chế biến liền mà không cần phải rửa lại với nước.
8. Lưu ý và tác dụng phụ của bào ngư
Bào ngư là một món ăn bổ dưỡng và thơm ngon mà bạn có thể bổ sung vào chế độ ăn dinh dưỡng của bản thân và gia đình. Tuy nhiên, bạn vẫn nên lưu ý một số nguy cơ tiềm ẩn sau.
8.1 Dị ứng động vật có vỏ – Dị ứng bào ngư
Tương tự như tất cả các giống động vật có vỏ , bào ngư có thể gây dị ứng. Về mặt tích cực, dị ứng với động vật thân mềm (như nghêu, trai và sò) ít phổ biến hơn dị ứng với động vật giáp xác (như tôm, cua,…).
Nếu bạn bị dị ứng hải sản, hoặc dị ứng tôm cua, bạn nên lưu ý trước khi bổ sung loại hải sản bổ dưỡng này vào bữa ăn. Như tất cả các bệnh dị ứng, phản ứng dị ứng động vật có vỏ trong một số trường hợp có thể nghiêm trọng và cần được điều trị y tế khẩn cấp.
Các dấu hiệu và triệu chứng điển hình của phản ứng dị ứng với động vật có vỏ có thể bao gồm:
- Bệnh tiêu chảy
- Khó thở
- Chóng mặt
- Tổ ong
- Buồn nôn ói mửa
- Co thăt dạ day
- Sưng tấy
8.2 Ngộ độc thực phẩm
Theo CDC, đối với những thực phẩm, hải sản có nguồn gốc rõ ràng, tình trạng ngộ độc thực phẩm là khá hiếm. Tuy nhiên, một số loại thực phẩm nhất định dễ bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường bên ngoài hơn. Có thể kể đến như: salad đóng gói sẵn, sữa tươi và động vật có vỏ (đặc biệt là còn tươi sống)
Bào ngư có thể nhiễm khuẩn từ những vùng nước bị ô nhiễm. Đây là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây ngộ độc thực phẩm này. Ngoài ra, bảo quản và chế biến sai cách cũng làm tăng nguy có này.
Cách tốt nhất để giảm thiểu nguy cơ ngộ độc thực phẩm chính là:
- Mua bào ngư từ nơi đáng tin cậy, có nguồn gốc rõ ràng.
- Bảo quản ở nhiệt độ thích hợp.
- Đối với bào ngư đã được vận chuyển từ xa, hoặc không còn tươi sống, tốt nhất bạn nên chế biến chín.
Bạn không cần quá lo lắng về tình trạng ngộ đọc thực phẩm ở các động vật có vỏ. Như đã nói, tình trạng khá hiếm và đến từ những thực phẩm không rõ nguồn gốc và bị nhiễm khuẩn. Nếu nguồn hải sản bạn mua có nguồn gốc rõ ràng thì bạn đã sẵn sàng để thưởng thức chúng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp