Bí tiểu sau sinh là tình trạng xuất hiện những rối loạn về đường tiết niệu, khiến cho bệnh nhân mặc dù có cảm giác muốn đi tiểu nhưng không thể thực hiện. Bí tiểu sau sinh thường xảy ra vào thời điểm sau sinh khoảng 6 giờ đồng hồ, bệnh nhân có biểu hiện đau bụng dưới và có thể có dấu hiệu cầu bàng quang khi thăm khám trên lâm sàng.
Có thể bạn quan tâm
Trên thực tế lâm sàng, bí tiểu sau sinh được chia làm 3 loại chính như sau:
Bạn đang xem: Vì sao bạn bị bí tiểu sau sinh mổ?
- Bí tiểu sau sinh có triệu chứng: Bệnh nhân không đi tiểu được sau khi sinh khoảng 6 giờ đồng hồ, hoặc sau khi được tháo gỡ ống thông tiểu ra khỏi cơ thể thì bệnh nhân vẫn không có khả năng đi tiểu.
- Bí tiểu sau sinh không có triệu chứng: Những biểu hiện bí tiểu trên bệnh nhân không thể hiện một cách rõ rệt và khi siêu âm thì thấy thể tích nước tiểu tồn lưu lớn hơn 150ml. Đây là trường hợp bí tiểu sau sinh thường gặp nhất trên lâm sàng, chiếm tỷ lệ khoang 70%.
- Bí tiểu sau sinh kéo dài: Bệnh nhân không đi tiểu được trong thời gian dài, yêu cầu phải đặt sonde tiểu trong vòng nhiều ngày nhưng tình trạng này rất ít khi xảy ra, chiếm tỷ lệ thấp nhất trong các loại bí tiểu sau sinh.
Xem thêm : Dân số Việt Nam 100 triệu người: Cơ hội và thách thức – Bài 3: Mật độ dân số và di dân tự do
Theo một số nghiên cứu thì có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng bí tiểu sau sinh, trong đó phổ biến nhất là những vấn đề như sau:
- Trong quá trình chuyển dạ, ngôi thai xuống phía dưới khiến cho phần đầu của thai đè lên cổ bàng quang hoặc niệu đạo của người mẹ dẫn đến hiện tượng ứ đọng nước tiểu tại những vị trí này, kết quả là bàng quang bị căng giãn và mất trương lực, cuối cùng là co thắt cơ cổ bàng quang khiến bệnh nhân bị bí tiểu.
- Tầng sinh môn của sản phụ sau sinh bị rách cần phải khâu lại thì có thể vị trí khâu tầng sinh môn bị sưng và gây cảm giác đau cho người phụ nữ, khiến họ có cảm giác không dám rặn khi đi tiểu nên gây nên tình trạng bí tiểu sau sinh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp