Sản xuất lương thực ở nước ta hiện nay?

Câu hỏi: Sản xuất lương thực ở nước ta hiện nay?

A. Phát triển theo hướng cơ giới hóa

B. Chỉ tập trung tại vùng đồng bằng

C. Chỉ đầu tư phát triển cây hoa màu

D. Hoàn toàn phục vụ cho xuất khẩu

Đáp án đúng A.

Sản xuất lương thực ở nước ta hiện nay phát triển theo hướng cơ giới hóa, cơ cấu lương thực ở nước ta khá đa dạng: có nhiều loại lúa chất lượng cao, nhiều loại hoa màu, lương thực như ngô, sán, khoai, cao lương…

Giải thích lý do vì sao chọn A là đúng

+ Diện tích trồng lương thực ở nước ta ngày càng tiếp tục mở rộng thêm, tăng từ 6 triệu ha (1976) lên 7,2 triệu ha (1996) nhờ vào quá trình khai hoang ở miền núi, trung du và quai đê lấn biển ở các vùng đồng bằng ven biển.

+ Cơ cấu lương thực ở nước ta khá đa dạng: có nhiều loại lúa chất lượng cao, nhiều loại hoa màu, lương thực như ngô, sán, khoai, cao lương…

+ Trình độ thâm canh lương thực ở nước ta ngày càng cao dần, trước hết thể hiện ở sự chuyển đổi mùa, vụ, cơ cấu mùa vụ ngày càng hợp lý. Trước đây, vụ Đông Xuân chưa được coi là mùa chính vì chưa giải quyết được nước tưới vào mùa khô, nhưng hiện nay lúa đông xuân được coi là vụ chính có diện tích 2,2 triệu ha. Lúa Hè Thu được đem trồng đại trà ở các nước, còn lúa mùa thì phần lớn diện tích được chuyển sang làm lúa hè vụ.

+ Cũng nhờ trình độ thâm canh lương thực ngày càng cao, thể hiện ở trình độ lai tạo các giống lúa mới ngắn ngày có năng suất cao như : IR8, CR203 dẫn đến năng suất lúa trung bình cả nước hiện nay đã vượt 34 tạ/ha, đã có nhiều tỉnh như Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên… đã đạt mức lúa trung bình trên 5 tấn/ha. Đã xuất hiện nhiều huyện, nhiều cánh đồng đã đạt năng suất lúa trung bình từ 7 đến 10 tấn/ha. + Nhờ năng suất lúa ngày càng cao như vậy dẫn đến sản lượng lương thực quy thóc cả nước cũng cao, dần đạt 30 triệu tấn (1996) trong đó có 27 triệu tấn là lúa.

+ Nhờ sản lượng lương thực cao như thế, cho nên bình quân lương thực đầu người ở cả nước cũng cao dần, và hiện nay đã đạt 350 kg/người/năm. Trong đó có 330 kg là thóc. Đặc biệt, riêng Đồng bằng sông Cửu Long đã đạt sản lượng lúa trung bình trên đầu người là 701,3 kg/người/năm.

+ Do sản xuất lương thực ngày càng tiến bộ như vậy nên hiện nay cả nước đã hình thành 2 vùng chuyên canh lương thực quy mô lớn nhất cả nước đó là ĐBSH, ĐBSCL. Trong đó ĐBSCL được coi là vùng chuyên canh lương thực có năng suất cao, còn ĐBSH là vùng chuyên canh lương thực có chất lượng cao với tính chất hàng hoá cao.

+ Do đã đạt được thành tựu trong sản xuất lương thực, nên từ năm 1989 đến nay nước ta đã trở thành 1 trong 3 nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, cùng với Hoa Kỳ, Thái Lan. Tuy vậy, việc sản xuất lương thực ở nước ta vẫn còn gặp nhiều khó khăn đó là thiếu phân bón, thiếu thuốc ttrừ sâu, và lại luôn bị thiên tai phá hoại… nhưng sản xuất lương thực ở nước ta vẫn còn nhiều triển vọng lớn là nhờ vào trình độ thâm canh ngày càng cao, kỹ thuật lai tạo giống ngày càng tiến bộ, đặc biệt được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về mọi vấn đề phát triển lương thực.