Theo phong tục cổ truyền, ngày đầu tiên của năm mới không nên gội đầu, không được tắm cũng không được giặt quần áo, nói chung mọi hoạt động liên quan đến nước đều phải thật cẩn trọng.
Bởi từ xa xưa, việc giặt giũ, tắm gội thường hay tạt nước ra bên ngoài, mà ngày Tết nhiều thần linh giáng trần, người ta sợ đắc tội với thần tiên nên kiêng luôn tắm gội, giặt giũ. Phải đợi đến mùng 5 Tết mới được đụng nước.
Bạn đang xem: Có nên gội đầu vào mùng 1 Tết không?
Trang Sohu cho biết người dân tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) trước đây còn có phong tục không gội đầu vào ngày mồng một và 15 tháng Giêng Âm lịch, nếu không của cải sẽ bị trôi đi tuồn tuột.
Tuy nhiên, ở thời hiện đại, điều kiện sinh hoạt đã thuận tiện hơn nhiều, thực ra muốn tắm cũng không vấn đề gì, vì những hoạt động liên quan đến nước hầu như không còn làm tung tóe nước ra ngoài đường nữa.
Xem thêm : Tác hại của việc ăn nhiều hành
Ngoài điều trên, người xưa còn truyền lại một vài điều kiêng kỵ trong ngày đầu năm mới như sau.
Hình minh họa
Ba điều kiêng kỵ ngày Tết
Đầu tiên là không nên cãi nhau với người khác, nếu trong mùng một Tết mà bạn lại cãi nhau, xung đột với người khác thì có nghĩa là cả năm bạn cũng sẽ liên tục bị dính các thị phi không đáng có, xui xẻo, không được hạnh phúc, thậm chí còn ảnh hưởng đến vận khí của cả gia đình. Cho nên, chúng ta phải cố gắng giữ hòa thuận, bình tĩnh trong khi giao tiếp với mọi người.
Xem thêm : Top 10 Vị vua tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam
Thứ hai, ngày mùng một tháng giêng không phải là ngày thích hợp để may vá, tức là không được chạm vào kéo sắc và các loại dao nhọn. Ngoài việc để đảm bảo an toàn, nó còn liên quan đến lý do khác. Vì người xưa đa số đều lấy nghề may vá để làm kế sinh nhai, một năm chỉ có thể nghỉ ngơi trong vài ngày Tết, nếu như ngay lúc này lại động đến kim chỉ thì đồng nghĩa là cả năm lao đao khổ sở không có ngày nghỉ ngơi. Cho nên người xưa cấm không được dùng kim chỉ vào đầu năm, dần dần nó cũng đã trở thành một trong những điều kiêng kỵ không thể bỏ của người Việt ta.
Thứ ba, là mùng 1 Tết con dâu không được về nhà mẹ đẻ, phải ở lại nhà chồng để phụ giúp cúng kiến, đợi đến mùng 2 mới có thể ra ngoài. Nếu như đầu năm, mới mùng 1 đã về nhà mẹ thì sẽ bị hàng xóm láng giềng nghĩ là con dâu sống không hòa thuận với gia đình chồng.
(Thông tin trong bài mang tính tham khảo, chiêm nghiệm)
Thiên An
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp