Khoảng cách trung bình giữa Sao Hỏa và Trái Đất là 225 triệu km. Nó khiến cho việc tiếp cận hành tinh Đỏ trở nên khó khăn, và chúng ta chỉ có thể thực hiện điều này với những công nghệ hiện đại nhất thế giới.
Bạn đang xem: Con người chưa lên tới Sao Hỏa, "sứ giả" Sao Hỏa đã tìm đến chúng ta
Tuy nhiên ở chiều ngược lại, Sao Hỏa đã tìm đến Trái Đất có lẽ từ hàng trăm, hàng ngàn năm trước mà chúng ta không hề hay biết.
Theo các nhà khoa học, rất nhiều khối đá tách ra khỏi Sao Hỏa đã rời bỏ thế giới quê hương của chúng, đi ngang qua Hệ Mặt Trời, và kết thúc hành trình của nó bằng việc đâm vào Trái Đất.
“Chúng đã bị thổi bay khỏi Hành tinh Đỏ bởi các sự kiện va chạm lớn, tạo thành những miệng hố lớn, và khối lượng đất đá khổng lồ bay vào không gian”, Ben Cohen, nhà nghiên cứu núi lửa đến từ Đại học Glasgow, Mỹ, chia sẻ.
Xem thêm : Một cái xúc xích bao nhiêu calo? Cách làm xúc xích giảm cân
“Dựa trên một số đặc điểm hóa học và địa chất nhất định, chúng tôi tin rằng những thiên thạch này chắc chắn đến từ Sao Hỏa”.
Điều thú vị là nhiều tảng đá trong số này thực sự còn khá trẻ, với chỉ vài trăm triệu năm tuổi. Con số này là thấp hơn rất nhiều so với lịch sử hình thành và phát triển kéo dài hàng tỷ năm của Sao Hỏa và Hệ Mặt Trời.
Hiện, có ít nhất khoảng 360 mẫu thiên thạch được tìm thấy trên Trái Đất được xác định là có nguồn gốc từ Sao Hỏa. Khoảng 302 mẫu trong số này được phân loại là shergottite – một loại đá Sao Hỏa giàu kim loại, được hình thành dưới sức nóng của hoạt động núi lửa.
Các nghiên cứu đã xác định niên đại của 7 mẫu shergottite có độ tuổi từ 161 triệu đến 540 triệu năm trước. Họ cho rằng xảy ra điều này là bởi bề mặt Sao Hỏa liên tục bị “bắn phá”, làm lộ ra lớp đá trẻ hơn bên dưới, vốn được bổ sung bởi hoạt động núi lửa mới.
Họ cũng ước tính rằng có khoảng 200 vụ va chạm mỗi năm trên Sao Hỏa, góp phần tạo ra những miệng hố có đường kính rộng hơn 4 mét. Vì vậy, có lẽ không có gì đáng ngạc nhiên khi những tảng đá từ hành tinh này vẫn thường xuyên bị ném về phía Trái Đất do ảnh hưởng từ các vòng quay của Hệ Mặt Trời.
Xem thêm : Tinh trùng có thể được tạo thành từ tuỷ xương của nam giới cũng như phụ nữ
Theo Cohen, việc nghiên cứu những tảng đá này có thể giúp xác định khoảng thời gian chúng đến được Trái Đất, cũng cung cấp manh mối về quá trình địa chất trên Sao Hỏa và các hành tinh trong Hệ Mặt Trời.
Cách đây không lâu, các nhà khoa học từ Viện Công nghệ California (Caltech) và Phòng thí nghiệm Sức đẩy Phản lực (JPL) của NASA cũng đã sử dụng khái niệm về “áp suất sốc” – điều mà họ cho rằng các tảng đá trên Sao Hỏa đã từng trải qua trước khi chúng bị đẩy ra khỏi hành tinh và tới được Trái Đất.
Theo mô phỏng, những tảng đá này phải trải qua một hành trình rất dài, từ xuyên qua bầu khí quyển Sao Hỏa, rơi vào không gian chân không, rồi xuyên qua bầu khí quyển của Trái Đất, trước khi đáp xuống hành tinh của chúng ta.
Để tái hiện điều đó, nhóm nghiên cứu sử dụng một khẩu súng cực mạnh để làm nổ tung những tảng đá bằng đạn bắn ra với tốc độ gấp 5 lần âm thanh.
Những thử nghiệm cũng được tiến hành trong điều kiện dưới áp suất sốc 30 gigapascal (GPa), tức gấp 300.000 lần áp suất khí quyển trên Trái Đất ở mực nước biển. Điều này nhằm tái hiện một cách chân thực những gì mà các tảng đá không gian đã vượt qua trong hành trình phi thường đến với Trái Đất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp