Các nhà thiên văn học đã quan sát được thêm 12 mặt trăng quay quanh Sao Mộc, nâng tổng số mặt trăng được xác nhận của hành tinh này lên 92.
Phát hiện này được thực hiện trong quá trình quan sát của nhà thiên văn học Scott Sheppard thuộc Viện Khoa học Carnegie và cộng sự.
Bạn đang xem: "Vua" hành tinh có nhiều mặt trăng nhất trong Hệ Mặt trời
Nhóm nhà khoa học này đã quan sát bằng kính viễn vọng Subaru ở Hawaii vào tháng 9.2021 và Máy ảnh Năng lượng tối trên kính viễn vọng Blanco tại Đài quan sát liên Mỹ Cerro Tololo ở Chile vào tháng 8.2022. Máy ảnh Năng lượng tối có thể khảo sát bầu trời để tìm các vật thể mờ.
Sao Mộc và các vệ tinh tự nhiên của hành tinh này thẳng hàng với những mục tiêu ở xa hơn mà nhà khoa học Sheppard và cộng sự đang tìm kiếm trong Vành đai Kuiper – vành đai gồm các vật thể băng giá quay quanh Mặt trời kéo dài bên ngoài quỹ đạo của Sao Hải Vương ở rìa Hệ Mặt trời.
“Chúng tôi khảo sát các mặt trăng mới xung quanh Sao Mộc một cách tình cờ khi cuộc khảo sát chính của chúng tôi là tìm kiếm hành tinh trong Hệ Mặt trời bên ngoài Sao Diêm Vương” – nhà khoa học Sheppard nói.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra, điểm khác biệt để nhận ra các mặt trăng mới của Sao Mộc là những vật thể xung quanh Sao Mộc chuyển động với tốc độ tương đương với hành tinh này. Trong khi đó, các vật thể khác ở xa trong Hệ Mặt trời không thể di chuyển với tốc độ như Sao Mộc.
Xem thêm : Tuổi thọ của mèo là bao nhiêu? Cách tính tuổi mèo dễ nhất
Việc xác định rõ 12 mặt trăng mới của Sao Mộc mất khoảng 1 năm và nhóm nghiên cứu đã sử dụng kính viễn vọng Magellan ở Chile để quan sát.
Hiện chưa có mặt trăng mới nào của Sao Mộc được đặt tên nhưng Trung tâm Hành tinh Nhỏ sẽ sớm đặt tên cho những mặt trăng này trong những tháng tới.
Trung tâm Hành tinh Nhỏ đảm nhận việc theo dõi vị trí của các hành tinh nhỏ, sao chổi và thiên thạch. Dưới sự bảo trợ của Liên minh Thiên văn Quốc tế, tổ chức này chịu trách nhiệm nhận dạng, lưu dữ liệu quỹ đạo của những thiên thể kể trên.
“Liên minh Thiên văn Quốc tế cho phép đặt tên cho bất kỳ mặt trăng nào có kích thước lớn hơn khoảng 2,4km. Một nửa số mặt trăng trong khám phá mới này lớn hơn cỡ đó nên chúng sẽ được đặt tên” – ông Sheppard nói.
Vì Sao Mộc là hành tinh sáng nên các nhà thiên văn học đã phải giải quyết vấn đề ánh sáng chói và tán xạ ánh sáng để quan sát các mặt trăng mới. Công nghệ đang giúp cho việc quan sát Sao Mộc và khu vực xung quanh hành tinh này được chi tiết và dễ dàng hơn.
Nhà thiên văn học Sheppard và nhóm của ông đang trong quá trình theo dõi “rất, rất nhiều mặt trăng xung quanh Sao Mộc”, nhưng nhóm cần thêm nhiều quan sát để xác nhận và công bố khám phá đó.
Xem thêm : TÌM HIỂU VỀ LUẬT HÌNH SỰ
Việc tìm kiếm thêm các mặt trăng xung quanh Sao Mộc và xác định quỹ đạo của chúng có thể giúp xác định mục tiêu cho các sứ mệnh khám phá trong tương lai. Tàu thăm dò Jupiter Icy Moons Explorer của Cơ quan Vũ trụ Châu Âu sẽ phóng đi vào tháng 4, và sứ mệnh Europa Clipper của NASA dự kiến phóng năm 2024 sẽ đến Sao Mộc và một số mặt trăng của hành tinh này trong thập kỷ này. Trên đường di chuyển, những sứ mệnh mới có thể đi quanh các mặt trăng vừa phát hiện.
Nhà thiên văn học Sheppard cùng cộng sự tin rằng, những mặt trăng này là tàn dư của ít nhất 7 mặt trăng lớn hơn đã vỡ ra khi chúng va chạm với các mặt trăng, tiểu hành tinh hoặc sao chổi khác.
Nhóm của Sheppard có kinh nghiệm tìm kiếm các mặt trăng xung quanh các hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt trời. “Tổng cộng, chúng tôi đã tham gia 70 khám phá mặt trăng xung quanh Sao Mộc. Với các hành tinh khác là 43 khám phá tại Sao Thổ, 2 tại Sao Thiên Vương và 1 tại Sao Hải Vương” – ông nói.
Sao Thổ có 83 mặt trăng, Sao Thiên Vương có 27 và Sao Hải Vương có 14 mặt trăng.
Nhóm nghiên cứu cũng đang theo dõi nhiều mặt trăng khác quanh Sao Thổ và tin rằng cả Sao Thiên Vương và Sao Hải Vương cũng có lượng lớn các mặt trăng nhỏ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp