Mật ong rất phổ biến mà hầu hết ai cũng biết tới, thế nhưng bạn đang bỏ qua một nguyên liệu vô cùng bổ dưỡng khác cũng do chính ong thợ làm ra: Sáp ong. Nhiều người cho rằng, việc ngâm thành phần này với rượu rất có lợi cho sức khỏe, đặc biệt đối với bậc mày râu. Vậy thực hư sáp mật ong ngâm rượu có tác dụng gì? Cùng chúng tôi tìm hiểu ngay qua bài viết dưới đây.
Sáp mật ong là gì?
Trước tiên bạn cần biết thế nào là sáp ong. Trên thực tế, đây chính là một phần của tổ ong. Chúng được hình thành do ong thợ đi chích mật từ nhiều loại thực vật khác nhau. Sau khi mang về nơi “tập kết”, chúng hòa trộn bằng cách đưa lên miệng, biến đổi thành dạng keo dẻo quánh, cuối cùng hàn kết thành tổ rồi sinh sống trong đó. Để sản xuất 1kg sáp, ong thợ phải tiêu thụ 3kg mật hoa, bao gồm cả số lượng nhỏ phấn hoa.
Bạn đang xem: Sáp mật ong ngâm rượu có tác dụng gì? Chuyên gia giải đáp
Thiết kế của tổ ong bao gồm hai phần: Phần chứa mật và phần sáp chứa phấn hoa.
Xem thêm : Bầu 3 tháng ăn hồng ngâm được không? Ăn bao nhiêu là tốt nhất?
Đối với phần chứa mật, chiếm tới 98% thể tích của phần sáp này là mật còn lại là sáp ong. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng để ngâm rượu thì không nên lựa chọn phần này bởi nó chứa nhiều mật, sẽ tạo vị ngọt không phù hợp với rượu có cồn.
Ở phần sáp chứa phấn hoa, chúng tiếp giáp trực tiếp với phần chứa mật, có đặc tính khá ướt, dễ lên men nên hoàn toàn có thể sử dụng để ngâm rượu. Điểm đặc biệt ở loại nguyên liệu này chính là thành phẩm thu được có hương riêng, tương tự như rượu ngâm phấn hoa nhưng có phần thơm hơn. Thông thường, để rượu đạt chất lượng nhất, bạn cần phải ngâm 3 tháng trở lên và chờ tới khi rượu chuyển sang màu vàng sậm, đáy bột dày trắng lẫn xuống dưới.
Cuối cùng là phần sáp chứa nhộng hoặc ong non. Bộ phận này hoàn toàn không chứa mật mà chỉ dành để nuôi dưỡng nhộng non lớn lên, gia tăng “quân số” đàn ong thợ. Theo các chuyên gia, phần sáp này tốt nhất để ngâm rượu. Công thức sáp mật ong ngâm rượu lý tưởng đó là: 1kg sáp ong pha với 5 lít rượu cồn 40~50%, đậy kín và bảo quản nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp trong khoảng 4 tháng. Thành phẩm thu được là rượu có màu vàng nhạt đẹp mắt, uống thơm và ngậy.
Lưu ý: Sáp nhộng ong non thường nhanh hỏng hơn so với các loại sáp thông thường. Ở điều kiện thường, bạn cần sơ chế để ngâm rượu ngay sau khi vừa thu lượm về. Trong trường hợp rượu sáp ong non đã ngâm sau 12 tháng mà chưa dùng hết, bạn nên bổ sung rượu trắng mới, giúp tăng nồng độ cồn trong bình nhằm kéo dài “tuổi thọ” cho bình rượu.
Sáp ong ngâm rượu có tác dụng gì?
Xem thêm : Cách hạ sốt mà không cần uống thuốc
Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, thành phần hóa học của sáp ong chứa rất nhiều axit béo và chất este. Trong điều kiện ngưỡng nhiệt độ 15 độ C, sáp ong có khối lượng riêng dao động 0.95 ~ 0,87g/cm3, nhiệt độ nóng chảy 62 ~ 65oC, tồn tại thể rắn có màu nâu thẫm.
Phân tích cụ thể hơn, sáp ong có nồng độ lớn chất caffein acid phenethyl ester (CAPE) và bioflavonoids. Trong đó đặc biệt phải kể đến các axit amin, nhóm vitamin B1, B2, vitamin A, E, D cùng một số tiền tố khoáng quan trọng như canxi, magie, sắt, kẽm… được các chuyên gia khẳng định hoàn toàn giống với các thành phần trong thực phẩm và công nhận là chất dinh dưỡng an toàn. Do đó, sáp mật ong ngâm rượu vô cùng bổ dưỡng trong việc tăng cường sinh lực, bồi bổ cơ thể và nâng cao sức đề kháng nếu bạn sử dụng đúng cách. Dưới đây là một số tác dụng mà chúng mang lại:
- Điều hòa máu, giảm cholesterol có hại
- Chống viêm loét dạ dày, tiêu chảy, xuất huyết trong…
- Là chất kháng sinh tự nhiên điều hòa hệ miễn dịch
- Điều trị bỏng da rất tốt, làm mềm, giữ ẩm cho da
- Giữ ấm cơ thể, đặc biệt trong mùa lạnh hoặc điều kiện môi trường khắc nghiệt.
Qua bài viết trên, bạn đã tìm được đáp án cho câu hỏi sáp mật ong ngâm rượu có tác dụng gì? Hãy thử tận dụng loại nguyên liệu bổ dưỡng này và áp dụng công thức ngâm rượu đúng cách để tăng cường sức khỏe cho bản thân và người thân nhé. Đừng quên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn nhất. Chúc bạn thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp