Liên hiệp các Hội khoa học và kỹ thuật Tuyên Quang

Video sau công nguyên tính từ năm nào

Công nguyên là gì?

Công nguyên là gì? Và tại sao lại có Trước Công nguyên và sau Công nguyên? Bài dưới đây sẽ giải thích điều đó.

Công nguyên (viết tắt là CN), là kỷ nguyên bắt đầu bằng năm theo truyền thống được cho là năm sinh của Chúa Giesu. Các năm trước đó được gọi là trước Công nguyên (TCN) hay trước Tây lịch (TTL). Trong tiếng Việt đôi khi bắt gặp cách dùng sau Công nguyên (viết tắt là SCN), tuy nhiên có lý do cho thấy cách dùng này có lẽ không hợp lý và cách dùng đúng hơn là Công nguyên, mặc dù Bách khoa Toàn thư Việt Nam người ta vẫn dùng sau Công nguyên. Tu sỹ Dionysius Exiguus sáng chế ra năm Công nguyên để tính ngày lễ Phục sinh. Khái niệm Công nguyên được tu sỹ Dionyius Exiguus đặt ra vào thế kỷ 6 khi ông tính lịch cho các ngày lễ Phục sinh và được dùng với các lịch Julius và Gregory. Không có năm 0 trong các lịch này; năm 1 trước Công nguyên được theo sau bằng năm 1 CN. Các nhà làm sử áp dụng thông lệ này vì nó được dùng lần đầu bởi tu sỹ Bede trong tác phẩm Historia Ecclesianstica Gentis Anglorum (lịch sử giáo hội của người Anh , 731). Ông không dùng số 0, mặc dù ông đã biết số 0 vào lúc đó, vì việc đếm số cho năm bắt đầu từ 1 chư không phải 0. Năm 0 trong thiên lịch thiên văn là năm 1 TCN; các năm trước 0 được đánh số âm như -1=2TCN. Hầu hết các tác giả Kinh thánh hiện nay cho rằng Dionysius đã tính sai, và rằng trên thực tế Chúa Giesu sinh trong khoảng từ năm 8 TCN tới năm 4 TCN. Dữ liệu muộn nhất liên quan đến sự giáng sinh của Chúa Kitô là cái chết của Herod Đại Đế vào năm 4 TCN. Chữ tương đương với Công nguyên trong tiếng La tinh là Anno Domini, nghĩa là năm của Chúa hay Kỷ nguyên Kito. Nó được sử dụng phổ biến trong tiếng Anh, thường đặt trước số năm, ví dụ AD 128. Hiện nay còn có chữ viết tắt là CE thay thế cho AD và được đặt sau số năm, ví dụ 128 CE, khi người dùng không muốn nó mang sắc thái tôn giáo liên quan đến Chúa Kito.

Lượt xem: 4455