Đối với những trường hợp công dân chưa có việc làm, chưa có nghề nghiệp ổn định mà trúng tuyển đi nghĩa vụ quân sự thì khi được xuất ngũ, họ có được hỗ trợ hưởng các chính sách về hỗ trợ việc làm, được đào tạo học nghề hay không?
1. Xuất ngũ sau khi đi nghĩa vụ quân sự thì công dân được hỗ trợ đào tạo nghề thế nào?
Bạn đang xem: Xuất ngũ sau khi đi nghĩa vụ quân sự thì công dân được hỗ trợ đào tạo nghề thế nào?
Theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 27/2016/NĐ-CP quy định chế độ, chính sách đối với hạ sĩ quan, binh sĩ phục vụ tại ngũ, xuất ngũ, theo đó chế độ đào tạo, học nghề, giải quyết việc làm khi xuất ngũ như sau:
“1. Hạ sĩ quan, binh sĩ trước khi nhập ngũ đang học tập hoặc có giấy gọi vào học tại các trường thuộc cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học thì được bảo lưu kết quả, được tiếp nhận vào học tại các trường đó.
Trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định số 61/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 7 năm 2015 của Chính phủ quy định về chính sách hỗ trợ tạo việc làm và Quỹ quốc gia về việc làm.
…”
Xem thêm : Nhai kẹo cao su có giúp giảm cân?
Như vậy, trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ hoàn thành nghĩa vụ phục vụ tại ngũ, khi xuất ngũ nếu có nhu cầu đào tạo nghề và đủ điều kiện được hỗ trợ đào tạo nghề thì được hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định tại Nghị định 61/2015/NĐ-CP.
Cụ thể, công dân đi nghĩa vụ quân sự khi được xuất ngũ, có nhu cầu đào tạo nghề và đáp ứng đủ các điều kiện sau thì sẽ được hỗ trợ đào tạo nghề:
– Đối tượng hỗ trợ đào tạo nghề: Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
– Các đối tượng trên được hỗ trợ đào tạo nghề khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Có nhu cầu đào tạo nghề trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội;
Xem thêm : Người cao huyết áp nên ăn gì, kiêng gì?
+ Chưa được hỗ trợ đào tạo nghề từ chính sách hỗ trợ đào tạo nghề khác có sử dụng nguồn kinh phí của ngân sách nhà nước kể từ ngày hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an; hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế – xã hội.
2. Nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề đối với công dân đi nghĩ vụ quân sự xuất ngũ thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 16 Nghị định 61/2015/NĐ-CP về nội dung và mức hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự như sau:
– Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng được hỗ trợ:
+ Miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập theo quy định của Luật Giáo dục, Luật Giáo dục nghề nghiệp và các văn bản hướng dẫn;
+ Vay vốn để tham gia đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng theo quy định của chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.
– Thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự tham gia đào tạo nghề trình độ sơ cấp được cấp thẻ đào tạo nghề có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở tại thời điểm đào tạo nghề và có giá trị sử dụng trong 01 năm kể từ ngày cấp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp