Bác sĩ Huỳnh Tấn Vũ – giảng viên khoa y học cổ truyền, Đại học Y Dược (TP.HCM) – cho biết sầu riêng là một loại trái cây khá độc đáo, vì nó mang trong mình cùng lúc cả hai thái cực là người yêu thích hoặc ghét đến tận cùng.
Bạn đang xem: Sầu riêng chứa nhiều dinh dưỡng, lưu ý gì khi ăn?
Người yêu thích sầu riêng thì thấy hương vị sầu riêng thật nồng nàn khó cưỡng, có thể từ thích rồi thành nghiện.
Người không ưa được mùi sầu riêng thì cảm thấy cái mùi khó ngửi, hoặc được mô tả như mùi hành tây thối… Sầu riêng lạ lùng, độc đáo là thế nhưng nhiều lợi ích sức khỏe.
Sầu riêng có giá trị dinh dưỡng cao
Theo bác sĩ Nguyễn Hoài Thu – Trung tâm khám và tư vấn dinh dưỡng, Viện Y học ứng dụng Việt Nam, sầu riêng cung cấp nhiều loại vitamin, khoáng chất, có hàm lượng chất béo và calo cao hơn nhiều loại trái cây khác.
Một chén sầu riêng tươi hoặc sầu riêng để đông lạnh xắt nhỏ tương đương 243g cung cấp khoảng 357 calo, 3,6g protein, tương đương hàm lượng protein trong một số loại trái cây nhiệt đới khác như mít, ổi; 66g carbohydrate trong đó có một hàm lượng lớn là chất xơ; 3,1 – 19,97g đường.
Lượng đường trong sầu riêng xếp hạng chỉ số đường huyết là 49, thấp hơn các loại trái cây nhiệt đới khác như dưa hấu, đu đủ và dứa; cùng13g chất béo nhưng đây là loại chất béo lành mạnh, có thể giúp cải thiện khả năng hấp thụ các vitamin A, D, E và K.
Sầu riêng có nhiều vi chất tốt: sắt, phốt pho, vitamin C và folate, nhiều kali và magiê tốt cho sức khỏe của xương.
Xem thêm : Công thức tính thể tích hóa học
Ăn một chén sầu riêng, cơ thể sẽ được cung cấp khoảng 38% lượng vitamin B6; 80% vitamin C; 25% đồng; 61% thiamine; 30% kali; 18% magiê; 39% lượng mangan; 29% riboflavin; 22% folate và 13% niacin một người cần mỗi ngày.
Những ai nên hạn chế ăn sầu riêng?
Theo bác sĩ Thu, sầu riêng là loại quả giàu dinh dưỡng, tuy nhiên cần ăn có liều lượng.
Người thừa cân béo phì cần hạn chế không nên ăn quá nhiều loại quả này. Dù sầu riêng không chứa cholesterol hoặc chất béo không lành mạnh nhưng trái cây này vẫn chứa nhiều calo.
Một quả sầu riêng nhỏ nặng khoảng 602g có khoảng 885 calo. Điều này tương đương với khoảng 44% trong số 2.000 calo hằng ngày được khuyến nghị cho một người trưởng thành trung bình.
Những người mắc bệnh đái tháo đường không nên ăn nhiều sầu riêng bởi sầu riêng có nhiều đường fructose và glucose. Thừa các loại đường này có thể gây ra các triệu chứng như mờ mắt và buồn nôn.
Theo quan điểm của y học cổ truyền, sầu riêng được coi là thực phẩm có tính “nhiệt”, ăn quá nhiều sẽ xảy ra tình trạng nóng trong và xuất hiện triệu chứng như ngộ độc. Vì vậy người có thể trạng nóng, táo bón nặng không nên ăn sầu riêng.
Sầu riêng chứa hàm lượng kali dồi dào, ăn nhiều gây ứ đọng kali trong cơ thể. Vì vậy, người mắc bệnh thận và bệnh tim nên hạn chế ăn sầu riêng vì nếu ăn nhiều có thể làm rối loạn nhịp tim.
Người cao tuổi cần hạn chế ăn sầu riêng vì chất cellulose chứa trong thịt sầu riêng có nguy cơ gây táo bón, tắc ruột.
Làm thế nào để nhận biết sầu riêng chín cây và sầu riêng chín ép?
Xem thêm : Thủ tục rút hồ sơ gốc xe máy thực hiện ở đâu? Hết bao nhiêu tiền?
Về cách nhận biết sầu riêng chín cây, bác sĩ Thu cho biết sầu riêng chín cây, chín tự nhiên khi ấn nhẹ vào cuống sẽ cảm nhận được cuống ướt và thấy nhựa chảy ra ngoài. Gai sầu riêng còn tươi mới, cứng, chắc chắn, màu sắc sáng đẹp.
Còn sầu riêng bị ép chín bằng cách nhúng thuốc, do hái lúc trái còn xanh, chưa chín tới và để lâu nên các gai bị sậm màu, thâm và cũ.
Khi bổ sầu riêng chín tự nhiên, có thể dễ dàng tách rời các múi, múi có màu vàng óng, ăn béo ngậy, thơm lừng, cơm sầu riêng dẻo và mịn. Trong khi đó sầu riêng ngâm hóa chất khó tách múi, múi màu vàng nhợt, vị nhạt, cơm sượng do bị chín ép.
Mùi vị của sầu riêng cũng có thể giúp người tiêu dùng nhận biết được sầu riêng ngâm hóa chất và chín tự nhiên. Nếu sầu riêng bị ngâm hóa chất, khi chín không có mùi hương nồng đặc trưng, đôi khi không có mùi. Trái sầu riêng chín cây tự nhiên (tự rụng) thì có hương thơm đặc trưng, từ xa vẫn có thể ngửi được.
Theo bác sĩ Thu, một số thương lái có thể sử dụng hóa chất để ép sầu riêng chín. Loại hóa chất dùng nhúng cho sầu riêng nhanh chín có tên tebuconazole và carbendazim. Đây là loại hóa chất diệt nấm, thuộc nhóm cực độc, phân hủy chậm và có khả năng gây vô sinh, quái thai hay ung thư.
Tebuconazole đã bị Cơ quan Quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ đưa vào danh sách chất gây ung thư thuộc nhóm độc. Loại hóa chất này đã bị loại khỏi thị trường châu Âu.
Một loại hóa chất làm chín sầu riêng khác được thương lái thường xuyên sử dụng là dung dịch được pha từ loại phân bón lá có tên HPC-97 HXN nằm trong danh mục phân bón được phép sử dụng của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nhằm kích thích trái chín, đẩy nhanh sự ra hoa, giúp làm rụng lá cho cây họ đậu… Tuy nhiên, HPC-97 HXN phải sử dụng ở liều lượng cho phép mới không nguy hại đến sức khỏe người tiêu dùng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp