Sau sinh ăn mướp đắng được không? Mướp đắng hay khổ qua vừa là một loại rau ăn quả, vừa là một vị thuốc quý có công dụng chữa bệnh. Nó nổi tiếng với khả năng kiểm soát lượng đường trong máu và giảm mức cholesterol. Mặc dù vậy, mướp đắng không phù hợp với chế độ dinh dưỡng của các bà mẹ sau sinh.
Lợi ích sức khỏe của trái mướp đắng
Khi được ăn đúng cách, mướp đắng mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Bạn đang xem: Sau sinh ăn mướp đắng được không? Không nên!
Giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Mướp đắng được nhiều người biết đến với khả năng kiểm soát và giảm lượng đường trong máu. Điều này là do chiết xuất mướp đắng có tác dụng tương tự như insulin động vật.
Tuy nhiên, vẫn cần có thêm nhiều nghiên cứu để tìm hiểu về tác động của loại rau này đối với những người bị bệnh tiểu đường. Vì vậy, bạn không nên ăn mướp đắng với hy vọng nó có thể thay thế cho các loại thuốc insulin thông thường nếu đang bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường.
Giúp chống lại bệnh ung thư
Xem thêm : Chế độ chính trị là gì? Các quy định về chế độ chính trị theo Hiến pháp?
Theo một số nghiên cứu, chiết xuất mướp đắng cô đặc có thể đẩy lùi các tế bào ung thư trong tử cung, da, tủy xương, vú và tiến tiền liệt. Nhưng cần lưu ý rằng, hầu hết các nghiên cứu được thực hiện đều sử dụng chiết xuất mướp đắng đậm đặc. Vì vậy, vẫn chưa rõ liệu ăn một lượng mướp đắng bình thường có thể giúp điều trị ung thư hay không.
Giảm nguy cơ nhiễm trùng do sinh vật
Các nhà khoa học đã tìm thấy một số hoạt chất có tác dụng kháng khuẩn trong mướp đắng. Chiết xuất từ loại quả này có thể giúp chống lại các bệnh nhiễm trùng cho nhiều loại vi khuẩn khác nhau như E.coli, Heliobacter, Staphylococcus và Salmonella gây ra. Người ta cũng đã phát hiện ra một số protein trong mướp đắng có khả năng chống lại virus HSV-1, SINV và HIV.
Ngăn ngừa rối loạn trao đổi chất
Các hợp chất phytochemical có hoạt tính sinh học khác nhau với hoạt động chống oxy hóa mạnh đã được tìm thấy trong mướp đắng. Những chất chống oxy hóa này đóng vai trò lớn trong việc bảo vệ tế bào khỏi stress oxy hóa. Theo thời gian, stress oxy hóa có thể dẫn đến hội chứng chuyển hóa – tình trạng mà lượng đường trong máu, huyết áp, cholesterol và chất béo trong cơ thể của bạn đạt đến mức không tốt cho sức khỏe. Bằng cách ngăn ngừa hội chứng chuyển hóa, mướp đắng cũng làm giảm nguy cơ rối loạn tim, béo phì và các vấn đề về thận.
Sau sinh ăn mướp đắng được không?
Mướp đắng mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, các bà mẹ đang cho con bú không nên đưa loại rau này vào thực đơn hàng ngày. Lý do cụ thể như sau.
Không có lợi cho quá trình phục hồi sau sinh
Mướp đắng nhiều dưỡng chất, nhưng hàm lượng dinh dưỡng lại không nhiều như các loại rau củ khác. Ngoài ra, nó cũng chứa rất ít chất béo, do đó không có lợi cho quá trình hồi phục sức khỏe sau sinh.
Có thể gây ngộ độc
Xem thêm : 1 tỷ gói mè là gì? Bao nhiêu lâu bán được 1 tỷ gói mè?
Mướp đắng chứa quinine, momordica và glycoside có thể gây ngộ độc cho cơ thể. Mẹ sau sinh ăn phải những chất này có thể bị đau bụng, gặp các vấn đề về thị lực như hoa mắt, nhìn mờ, buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi, mỏi cơ, tiết nhiều nước bọt.
Nguy cơ hạ đường huyết
Sau sinh ăn canh khổ qua được không? Trong quả mướp đắng có chứa các chất charantin, polypeptid-P và vicine. Những chất này có thể gây ra hội chứng hạ đường huyết, làm tụt huyết áp. Vì vậy, những bà mẹ bị huyết áp thấp ăn mướp đắng là điều cực nguy hiểm.
Gây nôn mửa và tiêu chảy
Mướp đắng có chứa các hợp chất triterpenoid tetracyclic được gọi là cucurbitacin. Trong các nghiên cứu trên chuột, việc tiêu thụ quá nhiều mướp đắng dưới dạng nước ép dẫn đến tình trạng nôn mửa và tiêu chảy do ngộ độc.
Những ai không nên ăn mướp đắng?
Ngoài phụ nữ sau sinh, những đối tượng dưới đây cũng không nên ăn mướp đắng.
- Phụ nữ có thai, những người đang cố gắng mang thai: Cần có thêm những nghiên cứu sâu hơn về tác động của mướp đắng đối với phụ nữ có thai, thai nhi và trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, một số nghiên cứu ban đầu được tiến hành trên động vật cho thấy ăn mướp đắng có thể gây sảy thai, dị tật bẩm sinh
- Những người dùng thuốc cytochrome P450: Chiết xuất từ cây mướp đắng đã được chứng minh là có thể ngăn cản cơ thể hấp thụ các hoạt chất trong loại thuốc này
- Người đang dùng insulin hoặc thuốc điều trị bệnh tiểu đường: Mướp đắng có thể giảm lượng đường trong máu. Nếu bạn ăn mướp đắng cùng lúc đang sử dụng các thuốc khác có tác dụng tương tự, nó có thể giảm lượng đường trong máu của bạn xuống mức cực đoan
- Những người dùng thuốc có chất P-glycoprotein: Mướp đắng có thể làm tăng mức độ độc hại của các loại thuốc đó
- Những người bị suy nhược cơ thể: Cơ thể chúng ta có thể cảm thấy đặc biệt yếu sau khi nhịn ăn kéo dài, phẫu thuật hoặc mất một lượng lớn máu. Bạn nên tránh ăn mướp đắng trong những trường hợp này vì nó có thể làm giảm lượng đường trong máu và khiến bạn cảm thấy chóng mặt hoặc ngất xỉu
Mặc dù chưa có nghiên cứu khoa học cụ thể nào được tiến hành để tìm hiểu về vấn đề “sau sinh ăn mướp đắng được không?”. Nhưng từ kết quả của những nghiên cứu ban đầu trên động vật, mẹ vẫn nên thận trọng và tránh đưa mướp đắng vào bữa ăn hàng ngày.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp