Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa?

Dứa là loại trái cây thơm ngon, bổ dưỡng đồng thời là món ăn yêu thích của nhiều sản phụ. Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa là vấn đề nhiều người thắc mắc.

Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa?

Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa? Theo các chuyên gia nghiên cứu và phân tích, thời điểm tốt nhất cho mẹ sau sinh ăn dứa, không khiến cơ thể bị tổn thương là bắt đầu ăn từ 1-2 tuần sau sinh. Nguyên nhân bởi hệ tiêu hóa của mẹ lúc mới sinh còn khá yếu và các cơ quan, bộ phận cơ thể vẫn đang trong quá trình hồi phục. Trong khi đó, dứa có vị chua tự nhiên, chứa nhiều vitamin C và có tính acid dễ khiến mẹ mới sinh gặp các vấn đề về tiêu hóa. Ngoài ra, theo tư vấn của chuyên gia dinh dưỡng, mẹ cũng không nên ăn dứa quá nhiều, nên ăn với định lượng 30g/ngày và chỉ nên ăn 2-3 lần/tuần giúp tránh kích ứng miệng, lưỡi.

Ngoài ăn dứa trực tiếp, mẹ sau sinh có thể ăn dứa theo nhiều cách khác như:

  • Nước dứa ép: nước ép dứa thơm ngon, dễ uống, dễ làm, hơn nữa, mẹ có thể kết hợp ép dứa với các loại trái cây khác để tăng thêm dinh dưỡng như nước ép dứa và cà rốt, nước ép dứa và cần tây,…
  • Dứa dầm sữa chua: mẹ thực hiện bằng cách cắt nhỏ dứa và một số loại hoa quả yêu thích rồi cho thêm một hộp sữa chua vào trộn đều sẽ có món tráng miệng dứa dầm sữa chua thơm ngon. Hơn nữa, mẹ ăn món này vào bữa phụ còn giúp cải thiện tình trạng táo bón, da khô sạm, tăng cân,…
  • Sườn sốt dứa chua ngọt: mẹ có thể kết hợp dứa với sườn tạo nên món ăn giàu dinh dưỡng đồng thời thay đổi khẩu vị.

Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa?

Thời điểm sản phụ bắt đầu ăn dứa là 1-2 tuần sau sinh

Lợi ích khi mẹ sau sinh ăn dứa nên biết

Dứa là loại trái cây chứa nhiều vitamin C, canxi, kali, chất xơ và nhiều chất dinh dưỡng khác, nhờ đó đem lại lợi ích sức khỏe cho mẹ, cụ thể:

  • Giảm táo bón: do thay đổi nội tiết tố và giảm vận động nên mẹ sau sinh thường bị táo bón. Nhờ lượng chất xơ dồi dào có trong dứa nên khi mẹ sau sinh ăn dứa sẽ giúp hỗ trợ tốt quá trình tiêu hóa, giảm táo bón và nguy cơ bị trĩ.
  • Cung cấp năng lượng: mẹ ăn dứa vào bữa phụ sẽ giúp cung cấp năng lượng, giảm mệt mỏi giúp mẹ vừa hồi phục sức khỏe vừa chăm sóc bé yêu. Hơn nữa, các loại vitamin và khoáng chất có lợi trong dứa còn giúp cơ thể của mẹ nhanh chóng hồi phục hơn.
  • Cải thiện tâm trạng: trong dứa chứa hàm lượng serotonin có công dụng chống căng thẳng, giúp tâm trạng mẹ tốt hơn, tránh được tình trạng trầm cảm sau sinh.
  • Làm đẹp da: vitamin và các chất chống oxy hóa có trong dứa có thể làm đều màu những vùng da bị sạm của mẹ sau sinh. Ngoài ra, mẹ sau sinh ăn dứa còn giúp giảm cơn thèm đồ ngọt, nhờ đó kiểm soát cân nặng một cách dễ dàng.

Như đã biết, mẹ ăn dứa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe, ngoài ra, mẹ cũng nên quan tâm thêm những loại trái cây gây mất sữa không nên ăn nhé!

Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa?

Mẹ sau sinh ăn dứa giúp cải thiện làn da, giảm táo bón, cung cấp năng lượng,…

Hướng dẫn mẹ sau sinh ăn dứa đúng cách

Bên cạnh tìm hiểu sau sinh bao lâu thì được ăn dứa, sau đây sẽ hướng dẫn mẹ ăn dứa đúng cách nhằm tốt cho sức khỏe như:

  • Không nên ăn dứa khi đói: mẹ sau sinh cần lưu ý kỹ không nên ăn dứa hay uống nước dứa ép khi bụng đói bởi các axit hữu cơ và bromelain có trong dứa sẽ tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày, ruột khiến mẹ cảm thấy khó chịu, nôn nao. Ngoài ra, dứa còn chứa thành phần chủ yếu là nước và carbohydrate, ăn nhiều sẽ tạo ra cảm giác no giả gây ảnh hưởng đến chế độ ăn của mẹ.
  • Ăn dứa với lượng vừa phải: mẹ ăn nhiều dứa dễ gặp phải tình trạng rát lưỡi, nguyên do bởi enzyme bromelain có nhiều trong lõi và vỏ dứa khi tiếp xúc với khoang miệng sẽ phân hủy protein trên môi, lưỡi dễ khiến mẹ bị đau rát, ngứa ngáy.
  • Không nên ăn mắt dứa: mắt dứa là nơi tiềm ẩn nhiều nấm độc gây ảnh hưởng tới cơ thể như ngộ độc, ngứa ngáy, nổi mẩn đỏ, buồn nôn,…Do đó, mẹ sau sinh khi ăn dứa cần gọt vỏ dứa và mắt dứa thật kỹ.
  • Mẹ bị huyết áp cao không nên ăn dứa: Trong thành phần của dứa có chứa hoạt chất serotonin khiến huyết áp tăng cao và huyết quản co thắt mạnh hơn nên dứa không phù hợp với mẹ bị cao huyết áp.
  • Chọn dứa chín đều và tươi ngon: mẹ nên ưu tiên những quả dứa không có vết sâu đục hay bị bầm dập. Tốt nhất mẹ nên chọn những quả còn nguyên cùi, lá dứa trên đỉnh đầu xanh tươi, tránh ăn dứa quá chín do đường đã lên men sẽ không tốt cho cơ thể.

Ngoài ăn dứa, mẹ sau sinh cũng nên ăn đa dạng các loại hoa quả khác đồng thời đảm bảo ăn uống khoa học, cung cấp đủ các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, đừng quên duy trì sử dụng viên uống bổ sung các vi chất thiết yếu như sắt, canxi hữu cơ, DHA cho mẹ sau sinh nhé!

Viên DHA cho mẹ sau sinh

Viên uống DHA cho mẹ bầu, mẹ sau sinh- nhập khẩu Châu Âu chính hãng

Bài viết trên đã giúp mẹ tìm hiểu sau sinh bao lâu thì được ăn dứa và lợi ích, hướng dẫn mẹ ăn đúng cách. Chúc mẹ sau sinh phục hồi tốt, bé phát triển toàn diện.