Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Mẹ sau sinh ăn dứa được không? Sinh mổ ăn dứa được không? Ăn dứa sau sinh có gây mất sữa không? Tất cả những thắc mắc trên sẽ được bật mí giải đáp trong bài viết sau.

Mẹ sau sinh ăn dứa được không?

Dứa hay còn gọi là trái thơm là một trong những loại quả có vị chua ngọt tự nhiên, mùi thơm dễ chịu nên rất được yêu thích. Sau sinh ăn dứa được không là thắc mắc nhận được sự quan tâm không nhỏ từ các sản phụ. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, sau sinh chị em có thể ăn dứa, tuy nhiên nên ăn sau khoảng 1 tuần sinh để tránh bị các axit trong dứa làm kích ứng dạ dày, hệ tiêu hóa. Sau 1 – 2 tuần sinh, lúc này chị em có thể ăn dưa từ 2 – 3 lần/tuần, mỗi lần ½ – 1/3 quả. Ăn dứa thời điểm này có tác dụng thúc đầy đào thải sản dịch ra ngoài. Lý do bởi trong trái dứa có chứa hoạt chất bromelain với chức năng kích thích co bóp tử cung, nhờ vậy sản dịch sẽ được đẩy ra ngoài nhanh hơn, giảm nguy cơ bế sản dịch. Mặt khác chất bromelain cũng được ví như chất kháng viêm và chống sưng phù. Phụ nữ sinh mổ hoặc rạch tầng sinh môn (sinh thường) ăn dứa với liều lượng vừa phải sẽ giúp vết thương mau lành, chống nhiễm trùng khá tốt.

Tham khảo thêm: Phụ nữ sau sinh ăn mì tôm được không? Ăn có mất sữa không?

Sinh mổ ăn thơm được không?

Sản phụ sinh mổ hoàn toàn có thể ăn dứa (thơm) sau khoảng 2 tuần sau sinh. Dứa được biết đến là thực phẩm có tính kháng viêm, giúp vết thương mau lành, do đó có lợi cho vết mổ. Mẹ sau sinh ăn dứa sẽ giúp phục hồi vết mổ nói riêng và sức khỏe nói chung một cách nhanh chóng.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Thành phần dinh dưỡng trong quả dứa

Giá trị dinh dưỡng trung bình có trong 100g dứa bao gồm:

  • Calo (kcal) 50
  • Lipid: 0,1 g
  • Chất béo bão hoà: 0 g
  • Cholesterol: 0 mg
  • Natri: 1 mg
  • Kali: 109 mg
  • Carbohydrate: 13 g
  • Chất xơ: 1,4 g
  • Đường: 10 g
  • Protein: 0,5 g
  • Vitamin C: 47,8 mg
  • Calci: 13 mg
  • Sắt: 0,3 mg
  • Vitamin B6: 0,1 mg
  • Magnesi: 12 mg

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Tác dụng của dứa đối với mẹ sau sinh

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Câu trả lời là có, ăn dứa mang đến nhiều công dụng tuyệt vời với sức khỏe, nhan sắc cho mẹ bỉm. Cụ thể như:

Bổ sung canxi

Trong giai đoạn cho con bú, mẹ thường dễ bị thiếu hụt canxi. Dứa là loại quả giàu canxi, sau sinh ăn dứa sẽ giúp bổ sung lượng canxi tự nhiên cho cơ thể, giúp giảm đau nhức xương khớp, chống nguy cơ bị loãng xương.

Tăng miễn dịch

Sau cuộc sinh nở, sức khỏe của sản phụ thường tương đối yếu, hệ miễn dịch suy giảm. Ăn dứa chứa hàm lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp cải thiện miễn dịch, hạn chế ốm vặt, mẹ có sức khỏe tốt để chăm con nhỏ.

Làm đẹp da

Công dụng làm đẹp da của dứa đối với phụ nữ sau sinh từ lâu đã được nhiều chị em biết đến. Vitamin C là chất chống oxy hóa đặc biệt có nhiều trong dứa, bởi vậy ăn dứa thường xuyên sẽ giúp da chống lại tổn thương bởi ánh nắng mặt trời, thúc đẩy sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi cho da, làm mờ nám sạm, giảm nếp nhăn rõ rệt. Alpha hydroxy acid có trong dứa – một thành phần quan trọng trong các loại kem chống nhăn, giúp tẩy tế bào da chết và góp phần tái tạo tế bào da mới.

Phòng ngừa ung thư

Sau sinh ăn dứa được không? Có, ăn dứa sau sinh sẽ giúp chị em phòng tránh nguy cơ cao mắc ung thư vú. Lý do bởi hợp lượng enzyme Bromelain trong dứa có khả năng chống lại tế bào gây ung thư. Bên cạnh đó các chất chống oxy hóa như vitamin A, flavonoid, beta-carotene cùng superoxide dismutase giúp ngăn ngừa ung thư cổ họng, ung thư khoang miệng.

Làm đẹp dáng, hỗ trợ giảm cân

Dứa chứa 2/3 là nước, còn lại là vitamin, chất xơ, khoáng chất. Ăn dứa sẽ khiến chị em no lâu, hạn chế cơn thèm ăn. Ngoài ra dứa còn giúp giảm tích tụ chất béo xấu, nhờ vậy hỗ trợ giảm cân, giúp chị em mau lấy lại vóc dáng thon gọn.

Cải thiện hệ tiêu hóa

Trong dứa chứa nhiều chất xơ, bao gồm cả chất xơ hòa tan và không hòa tan. Khi ăn dứa giúp cải thiện táo bón, tiêu chảy, tránh hình thành máu đông, giảm nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích, xơ vữa động mạch. Ăn dứa còn có công dụng loại bỏ cholesterol xấu, làm sạch và thông thoáng mạch máu, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

Ngăn ngừa cảm cúm

Trong quả dứa chứa nhiều vitamin, khoáng chất có lợi cho sức khỏe, tăng cường đề kháng, ngăn ngừa cảm cúm, ho, giúp bạn mau chóng phục hồi sức khỏe hơn.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Sau sinh ăn dứa có mất sữa không?

Hiện chưa có bất cứ nghiên cứu khoa học nào chứng minh rằng việc ăn dứa có thể gây mất sữa. Nhưng có một số công trình nghiên cứu cho biết ăn quá nhiều dứa có khả năng làm giảm nồng độ estrogen trong cơ thể, từ đó khiến nguy cơ tắc tia sữa tăng lên. Bởi vậy mẹ bỉm cần chú ý ăn dứa với liều lượng vừa phải để tránh tắc sữa.

Sau sinh bao lâu thì được ăn dứa?

Chọn được thời điểm ăn dứa phù hợp, an toàn và tốt cho sức khỏe cũng là điều chị em cần chú ý. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, chị em có thể ăn dứa vào khoảng 1 – 2 tuần sau sinh. Không nên ăn dứa ngay sau khi mới sinh xong bởi lúc này hệ tiêu hóa của mẹ còn khá yếu, trong khi đó dứa có vị chua ngọt, có tính axit nên không tốt cho dạ dày.

Sau sinh 1 – 2 tháng ăn dứa được không?

Sau sinh 1 tháng, 2 tháng, cơ thể mẹ bỉm đã phục hồi cơ bản, lúc này việc ăn dứa với liều lượng vừa phải sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe, cung cấp thêm nhiều dưỡng chất giúp tăng chất lượng sữa mẹ cho con bú.

Sau sinh 3, 4 tháng ăn dứa được không?

3, 4 tháng kể từ khi sinh con, sản phụ hoàn toàn có thể bổ sung dứa vào thực đơn ăn uống của mình. Ăn dứa giúp làm đẹp da, tốt cho hệ tiêu hóa, cung cấp năng lượng để sản phụ bớt mệt mỏi trong thời gian chăm sóc con nhỏ.

Mỗi ngày phụ nữ sau sinh ăn bao nhiêu dứa?

Một tuần chị em có thể ăn từ 2 – 3 lần dứa, mỗi lần khoảng 1/3, ¼ quả. Không nên ăn dứa lúc đói, cũng không nên ăn dứa vào buổi tối sẽ dễ gây tiểu đêm nhiều, ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của sản phụ.

Các món ngon từ dứa cho mẹ sau sinh

Ngoài việc ăn dứa trực tiếp thì mẹ có thể chế biến dứa thành nhiều thức uống, món ăn hấp dẫn để giúp cải thiện vị giác, ngon miệng hơn:

Nước ép dứa cà rốt

Nguyên liệu chuẩn bị: 2 củ cà rốt, ½ quả dứa, đường. Cách làm: Bạn đem gọt sạch dứa, loại bỏ phần mắt dứa và cùi dứa, cắt dứa thành từng khúc nhỏ. Trộn dứa với 1 thìa đường và ướp trong khoảng 10 phút. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, cắt khúc. Cho cà rốt và dứa lần lượt vào máy ép, lấy phần nước cốt, loại bỏ phần bã. Đổ nước ép ra cốc rồi sẵn sàng thưởng thức. Để ngon hơn thì nên cho thêm vài viên đá viên lạnh. Tuy nhiên đối với mẹ sau sinh thì nên hạn chế ăn lạnh để tốt cho hệ tiêu hóa.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Gà kho dứa

Sau sinh ăn dứa được không? Chị em hoàn toàn có thể chế biến món gà kho dứa đậm đà gia vị để cả gia đình cùng nhau thưởng thức. Nguyên liệu chuẩn bị: 5 lạng thịt gà, ½ quả dứa đã gọt vỏ sẵn, 1 bát nước ép dứa, 1 quả ớt băm nhỏ, ½ củ tỏi băm, xì dầu, hành boa rô, nước mắm, dầu ăn, đường, muối, tiêu… Cách làm: Thịt gà rửa sạch với nước muối loãng để khử mùi hôi, rửa sạch lại với nước và để ráo. Tiếp đến chặt thịt gà thành các khúc nhỏ vừa ăn. Đem gà ướp với 2 thìa mắm, ½ thìa muối, ½ thìa tiêu xay. Ướp 15 – 30 phút để thịt gà ngấm đều gia vị. Hành boa rô rửa sạch và thái khúc. Dứa cắt đôi, thái từng miếng nhỏ. Ướp dứa với ½ thìa đường và ½ thìa muối trong 10 phút để món ăn dịu bớt vị chua. Bắc chảo lên bếp, cho 1 thìa dầu ăn vào đun nóng, cho tỏi phi thơm, sau đó cho thịt gà vào xào đều tay với lửa lớn. Nêm vào gà 1 thìa mắm, 1 thìa đường, 1 thìa ớt băm, 1 thìa xì dầu, 1/3 thìa tiêu. Sau 5 phút đảo thịt gà, bạn cho nước ép dứa vào, kho chung với lửa vừa 20 phút. Cho phần dứa vào đảo cùng thịt gà trong 10 phút, cuối cùng cho hành boa rô lên rồi tắt bếp. Món ăn đã hoàn thành.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Dứa nấu sườn xào chua ngọt

Nguyên liệu chuẩn bị: 5 lạng sườn non, ½ quả dứa, ½ củ tỏi băm, 1 củ hành tím băm, đường, nước mắm, giấm, dầu ăn, hạt nêm, tương ớt… Cách làm: Sườn non rửa với nước muối pha loãng để làm sạch, khử mùi hôi. Rửa sạch lại với nước rồi để ráo. Chặt sườn thành các miếng nhỏ vừa ăn, ướp cùng 1 thìa đường, 1 thìa hạt nêm trong 20 phút. Dứa thái nhỏ thành miếng vừa ăn. Bắc chảo lên bếp, cho ít dầu ăn đun nóng, cho sườn vào chiên vàng cháy cạnh. Chú ý phần dầu ăn cho vào chảo nên ngập nửa miếng sườn để sườn không bị khô. Bạn lấy 1 bát, cho vào 1 thìa đường, 1 thìa mắm, 1 thìa giấm, 1 thìa tương ớt để làm sốt chua ngọt. Làm nóng chảo và dầu ăn, cho tỏi và hành vào phi thơm, sau đó đổ sườn và cà sốt chua ngọt vừa làm vào chảo đảo đều. Sau khoảng 2 – 3 phút, bạn cho dứa vào xào chung, xào đến khi sốt sền sệt lại và các nguyên liệu đều chín thì tắt bếp. Món ăn đã sẵn sàng để thưởng thức.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Phụ nữ sau sinh ăn dứa cần chú ý những điều gì?

Mẹ sau sinh ăn dứa được không? Có nhưng để đảm bảo sức khỏe, mẹ bỉm cần chú ý một số điều như sau:

Không ăn dưa khi đang đói

Nếu đang đói bụng thì tốt nhất không nên ăn dứa, bởi bromelin và các axit hữu cơ trong dứa tác động mạnh vào ruột, niêm mạc dạ dày khiến cơ thể nôn nao, khó chịu. Bên cạnh đó, dứa chứa nhiều nước, carbohydrate, nếu ăn nhiều sẽ khiến no, mẹ không muốn ăn thêm thực phẩm khác, dễ khiến mẹ bỉm thiếu đủ dưỡng chất.

Ăn dứa với liều lượng vừa phải

Bất kể thực phẩm nào có tốt đi chăng nữa, bao gồm cả dứa thì cần chú ý ăn với liều lượng vừa phải. Việc ăn nhiều dưa quá sẽ dễ đau rát lưỡi, ngứa ngáy bởi enzyme bromelain có nhiều trong lõi dứa. Không chỉ thế ăn quá nhiều dứa cũng có thể gây tiêu chảy và nôn mửa, làm tăng lượng đường trong máu.

Không ăn mắt dứa

Khi ăn dứa, mẹ bỉm nên loại bỏ toàn bộ mắt dứa, nguyên nhân bởi nó là vị trí trú ẩn yêu thích của nấm độc candida tropicalis. Nếu ăn phải có thể gây ngộ độc, ngứa ngáy, buồn nôn, nổi mẩn đỏ.

Nên ăn dưa chín tươi

Thay vì ăn dứa đóng hộp chứa nhiều đường, chất bảo quản, kém độ tươi ngon thì sản phụ sau sinh nên ăn dứa chín tươi. Khi chọn dứa tránh quả bị sâu hoặc dập nát. Khi ăn nên ăn nguyên miếng thay vì uống nước ép bởi cơ thể sẽ nạp vào cơ thể chất xơ.

Không ăn dứa xanh

Ăn dứa khi còn xanh rất độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột. Mẹ sau sinh tránh ăn dứa kết hợp với thực phẩm nào? Ăn dứa kết hợp với những thực phẩm sau sẽ gây bất lợi cho sức khỏe, cụ thể:

Sữa và sản phẩm từ sữa

Ăn dứa với sữa tươi, sữa chua, phô mai… sẽ tạo phản ứng với protein trong sữa, thành chất khó tiêu, dễ tiêu chảy hoặc đau bụng.

Củ cải

Chế biến củ cải kết hợp với dứa sẽ làm phá hủy lượng vitamin C, giảm dưỡng chất trong món ăn. Sự kết hợp này cũng thúc đẩy flavonoid trong dứa chuyển hóa thành axit dihydroxybenzoic và acid ferulic, ức chế chức năng tuyến giáp, gây bướu cổ.

Hải sản

Không nên kết hợp ăn hoặc chế biến hải sản với dứa bởi hải sản chứa asen pentavenlent, gặp vitamin C trong dứa sẽ chuyển hóa thành asen trioxide (thạch tín) có thể gây ngộ độc.

Phụ nữ sau sinh ăn dứa được không? Ăn dứa có gây mất sữa không?

Phụ nữ sau sinh trường hợp nào nên hạn chế ăn nhiều dứa?

Ở phần trên bài viết ta đã được giải đáp thắc mắc sau sinh ăn dứa được không? Hầu hết chị em sau sinh đều có thể ăn dứa với mức độ vừa phải, tuy nhiên cũng có một số ít trường hợp chị em nên tránh ăn dứa để đảm bảo tốt cho sức khỏe của bản thân:

Phụ nữ sau sinh bị tiểu đường

Phụ nữ có tiền sử tiểu đường thai kỳ hoặc đang mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều dứa. Bởi hàm lượng đường trong dứa tương đối cao, ăn vào khiến bệnh thêm trầm trọng.

Phụ nữ sau sinh bị huyết áp cao

Những phụ nữ bị huyết áp cao cũng cần thận trọng khi ăn loại quả này. Lý do bởi ăn dứa sẽ dễ gây đau đầu, nóng bừng mặt… làm tăng nguy cơ tăng huyết áp đột ngột, nguy hiểm đến sức khỏe.

Phụ nữ sau sinh bị viêm loét răng miệng

Nếu bị viêm loét vùng răng miệng chị em không nên ăn dứa. Nguyên nhân bởi chất glucoside trong dứa sẽ kích thích mạnh lên vùng thực quản, niêm mạc miệng, gây tê bì cổ họng và lưỡi. Axit trong dứa làm vùng miệng viêm loét thêm đau và xót, lâu khỏi.

Phụ nữ sau sinh bị viêm mũi họng, hen phế quản

Glucoside trong dứa gây kích ứng niêm mạc, ăn nhiều tê rát cổ họng, đau lưỡi. Bởi vậy những người tiền sử hen phế quản, viêm thanh quản, viêm mũi họng không nên ăn nhiều bởi sẽ dễ tái phát bệnh nặng hơn.

Phụ nữ sau sinh bị bệnh dạ dày

Những chị em mà bị viêm loét dạ dày, bị bệnh đau dạ dày nên ăn ít dứa. Trong dứa chứa axit hữu cơ và một số enzyme làm các vết loét ở niêm mạc dạ dày tăng lên, khiến bệnh nặng hơn.

Viên uống Aspa Lady giúp tăng cường nội tiết tố cho phụ nữ sau sinh

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sụt giảm nội tiết tố ở phụ nữ: căng thẳng, tuổi tác già đi, sau sinh con… Trong đó hơn 95% phụ nữ sau sinh suy giảm nội tiết tố, khiến ngoại hình, tâm lý, đời sống tình dục có sự thay đổi theo chiều hướng tiêu cực. Cụ thể những dấu hiệu dễ nhận biết nhất do sự thiếu hụt nội tiết tố nữ bao gồm: khô da, nám sạm da, rụng tóc, giảm dịch tiết âm đạo khiến khô hạn vùng kín, giảm khoái cảm tình dục, giảm ham muốn, cân nặng dễ tăng, béo bụng; kinh nguyệt rối loạn, tính cách thay đổi thất thường… Tình trạng suy giảm nội tiết tố cần được nhanh chóng cải thiện để giúp chị em lấy lại sự tự tin trong cuộc sống cũng như hôn nhân. Với nhiều năm nghiên cứu, chúng tôi đã cho ra đời viên uống Aspa Lady giúp tăng nội tiết tố nữ, khắc phục tất tần tật những vấn đề do sự suy giảm nội tiết gây nên. Chỉ sau từ 1 – 2 tháng sử dụng viên uống, chị em đã có thể thấy được những thay đổi rõ nét, chẳng hạn như da mềm mại hơn, tóc bớt rụng, mờ nám sạm, dịch tiết âm đạo tăng dần, chức năng sinh lý được cải thiện. Sử dụng kiên trì 4 – 5 tháng thực phẩm chức năng Aspa Lady, chị em gần như hoàn toàn cân bằng nội tiết tố, trở về thời kỳ như trước khi mang thai và sinh con. Sản phẩm dùng cho phụ nữ sau sinh đã cai sữa cho bé. Những phụ nữ đang cho con bú không nên dùng sản phẩm. Hiện thực phẩm chức năng Aspa Lady đang được đón nhận tích cực ở các thị trường như Singapore, Malaysia, Thái Lan, Hàn Quốc.

Xem thêm:

  • Phụ nữ sau sinh ăn dưa hấu được không? Có mất sữa không?
  • Phụ nữ sau sinh ăn khổ qua (mướp đắng) được không? Có mất sữa không?
  • Chè dưỡng nhan sau sinh ăn được không? Có mất sữa không?