Mẹ bỉm sau khi đẻ mổ thường phải kiêng cử nhiều món ăn, thực phẩm. Trong bài viết này cùng Bách hoá XANH tìm hiểu xem đẻ mổ sau bai lâu thì được ăn xôi nhé!
Bao lâu sau khi sinh mổ thì được ăn xôi hay kiêng ăn đồ nếp bao lâu thì được là câu hỏi mà được nhiều mẹ bỉm sau khi sinh nở quan tâm. Xôi nếp được biết đến là một món ăn lợi sữa nên các mẹ thường bổ sung thực đơn ăn uống của mình.
Tuy vậy, không phải phụ nữ sau sinh nào cũng có thể ăn được loại thực phẩm này. Cùng Bách hoá XANH tìm hiểu ngay!
Bạn đang xem: Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn xôi, cần kiêng đồ nếp bao lâu?
1 Công dụng của xôi đối với phụ nữ sau sinh
Theo nghiên cứu, phụ nữ sau sinh nếu nuôi con bằng sữa mẹ sẽ có nhu cầu năng lượng mỗi ngày nhiều hơn mẹ không cho con bú là 500-600 kcal.
Xôi là món ăn được nấu từ là nếp – một nguyên liệu chứa nhiều chất dinh dưỡng. Xôi nếp nằm trong nhóm tinh bột, là nhóm cung cấp năng lượng chính trong mỗi bữa ăn. Chính vì vậy, xôi hay đồ nếp rất tốt cho mẹ bỉm sau sinh.
Trong 100g nếp sẽ chứa:
- 348 kcal
- 8.4g protein (chất đạm)
- 1.6g chất béo
- 16mg canxi
- 1.2mg sắt
- 2.2mg kẽm
- 2.7mg hỗn hợp vitamin B
Hàm lượng chất sắt có trong món xôi nếp là rất thích hợp để bổ sung cho lượng máu đã mất khi mẹ trải qua quá trình sinh nở. Xôi cũng là món ăn chắc bụng, no lâu, giúp cho quá trình tiết sữa của mẹ diễn ra đều đặn. Ngoài ra chúng còn chứa nhiều chất xơ không hòa tan, có tác dụng ngăn ngừa ung thư trực tràng.
Tuy xôi tốt nhưng không có nghĩa là an toàn cho phụ nữ sau sinh mổ.
2 Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn xôi?
Xem thêm : 1, 3, 5, 6, 8, 10 Man Nhật Bằng Bao Nhiêu Tiền Việt Nam Đồng 2020
Theo Đông y, gạo nếp có tính ấm, vị ngọt, khi ăn có cảm giác ấm bụng. Tuy nhiên, nếp lại gây mưng mủ cho những vết thương hở. Sinh mổ là một cuộc phẫu thuật phức tạp với nhiều vết mổ bên ngoài và cả bên trong. Do đó, nếu mẹ ăn nếp sẽ ảnh hưởng không tốt đến khu vực phẫu thuật, khiến vết mổ dễ sưng mủ, gây đau đớn và lâu lành.
Thông thường, thời gian để vết mổ bên ngoài lành hẳn là hai tháng và vết mổ bên trong thì cần đến 6 tháng mới có thể bình phục. Trong thời gian này, các bác sĩ khuyên mẹ không nên ăn hoặc ăn hạn chế những thực phẩm từ gạo nếp.
Các mẹ nên đợi khi vết mổ lành hẳn thì mới sử dụng đồ nếp như xôi. Thời gian hồi phục còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe, cơ địa của mẹ và chế độ chăm sóc, dinh dưỡng.
Nếu mẹ có sức khỏe tốt thì khoảng hai tháng, đợi cho vết thương bên ngoài lành hẳn, mẹ có thể ăn một chút xôi nếu thèm.
Tuy vậy, mẹ chú ý không nên ăn nhiều để đảm bảo an toàn. Thời điểm sau 6 tháng, khi cơ thể mẹ đã hoàn toàn bình phục, mẹ có thể ăn xôi được mà không cần lo lắng.
Đẻ mổ sau bao lâu thì được ăn xôi?
3 Lưu ý khi phụ nữ sinh mổ ăn xôi
Trong một tuần đầu tiên sau khi sinh mổ, mẹ nên ăn những thực phẩm loãng và dễ tiêu hóa như cháo, súp, rau củ quả. Bên cạnh đó, mẹ cũng phải hạn chế những món cay, nóng, chiên, xào nhiều dầu mỡ để hệ tiêu hóa làm việc nhẹ nhàng, dạ dày và vết thương cũng không bị kích thích, gây đau đớn.
Khi vết thương lành hẳn, mẹ sinh mổ có thể ăn xôi, tuy nhiên mẹ không nên ăn quá nhiều. Xôi chứa nhiều tinh bột khiến no lâu, dễ gây nặng bụng. Ăn quá nhiều xôi có thể dẫn đến chứng khó tiêu, táo bón.
Xem thêm : Quay lén người khác tắm phạm tội gì?
Mẹ nên có chế độ ăn uống cân bằng dinh dưỡng, xen kẽ nhiều loại thực phẩm để thay đổi khẩu vị và hấp thụ được nhiều dưỡng chất. Ngoài ra các bữa ăn nên được chia ra thành nhiều bữa và không ăn quá nhiều trong một lần.
Trong thời gian vết mổ chưa hồi phục, ngoài món xôi nếp, mẹ cần kiêng các thực phẩm dễ gây sẹo và khiến vết thương lâu lành như lòng trắng trứng, rau muống, hải sản.
Nếu sau khi ăn xôi, mẹ cảm thấy có những dấu hiệu bất thường như đau tại vị trí mổ, vết thương sưng tấy, ra mủ thì mẹ nên đến ngay bệnh viện để được thăm khám kịp thời.
Lưu ý khi phụ nữ sinh mổ ăn xôi
Trên đây là lời giải đáp cho thắc mắc mẹ sau sinh mổ bao lâu thì được ăn xôi hay kiêng ăn đồ nếp trong bao lâu. Theo dõi những bài viết tiếp theo từ Bách hoá XANH để có thêm những thông tin hữu ích.
Nguồn: Marrybaby
Mua sữa bột cho mẹ bầu chất lượng tại Bách hoá XANH:
Bách hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp