Sảy thai ra máu trong bao lâu? Thời gian chảy máu và lượng máu nhiều hay ít còn tùy thuộc tuổi thai cũng như sức khỏe người mẹ. Thông thường chảy máu sẽ kéo dài từ 3 đến 5 ngày, lâu nhất cũng không quá 15 ngày. Mẹ có thể ra máu nhiều kèm các cục máu đông, sau đó giảm dần đến khi ngưng hẳn.
Nếu thời gian ra máu lâu hơn thời gian trên, bạn nên đến bệnh viện để được thăm khám để có hướng xử lý kịp thời. Tình trạng ra máu liên tục không đông, có thể nguy hiểm đến tính mạng của thai phụ, đặc biệt nếu ra máu thấm đẫm 2 băng vệ sinh dầy trong 1 tiếng, kéo dài trong 2 giờ liên tiếp thì bạn cần đến khám ngay nhé.
Bạn đang xem: Sảy thai ra máu trong bao lâu? Mẹ cần biết để tránh nguy hiểm tính mạng
>> Mẹ bầu có thể xem thêm: Những trái cây cực tốt cho bà bầu 3 tháng cuối.
Làm sao biết mình bị sảy thai?
Có nhiều nguyên nhân sảy thai và đòi hỏi phải có sự chẩn đoán y khoa để biết tình trạng chính xác. Mặc dù vậy, khi mang thai, mẹ có thể chú ý hơn nếu đột ngột có các triệu chứng như chảy máu có kèm khối máu đông, đau bụng, đau thắt lưng, âm đạo chảy dịch bất thường…
Những điều nên làm để tránh sảy thai
Xem thêm : Bao nhiêu tuổi được đi xe máy?
Thay vì băn khoăn sảy thai ra máu trong bao lâu, chị em càng nên làm tốt chế độ sinh hoạt trong thai kỳ, đảm bảo sức khỏe và an toàn cho cả mẹ và thai nhi.
1. Vận động vừa sức
Chế độ rèn luyện thể chất đóng vai trò không nhỏ để tăng cường sức khỏe thai kỳ. Tuy nhiên, mẹ cần biết rõ tình trạng sức khỏe của mình cũng như thai nhi để lựa chọn môn thể dục thể thao phù hợp.
Đặc biệt những tháng đầu mang thai, sự phát triển của thai nhi chưa hoàn chỉnh và chưa ổn định, cơ thể mẹ cũng nhiều vấn đề do ốm nghén nên cần tránh vận động mạnh, hạn chế nguy cơ sảy thai.
2. Chú ý vệ sinh cá nhân
Xem thêm : Bà bầu có ăn được măng không? Lợi ích của măng đối với thai kỳ
Do cơ thể thay đổi khi mang thai, nhu cầu dinh dưỡng tăng lên, nên trao đổi chất cũng nhanh hơn, dịch tiết ở âm đạo nhiều thêm khiến mẹ bầu càng dễ bị viêm nhiễm. Bình thường, mẹ nên chú ý tắm rửa, thay quần áo hợp lý để không bị bệnh phụ khoa tấn công.
3. Trang phục thích hợp
Giai đoạn đầu thai kỳ, bà bầu cần mặc quần áo đảm bảo các yếu tố như rộng rãi, mềm mại, thấm hút tốt và không đi giày cao gót. Việc ăn mặc bó sát, chèn ép vùng bụng và thường xuyên mang giày cao gót không những khiến cơ thể mẹ bức bối, đau nhức chân mà còn tăng nguy cơ sảy thai.
4. Kiểm tra thai theo chỉ định của bác sĩ
Dù lý do gì thì bạn vẫn nên đảm bảo mọi chỉ định kiểm tra, siêu âm, xét nghiệm trong suốt thai kỳ. Điều này sẽ giúp bác sĩ sớm phát hiện bất thường mà kịp thời xử lý, giảm nguy hiểm cho thai nhi.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp