Siêu âm vùng chậu là kỹ thuật được áp dụng phổ biến nhằm mang đến những hình ảnh về các cơ quan và cấu trúc vùng chậu. Nếu đối tượng siêu âm là phụ nữ thì vùng chậu cần kiểm tra bao gồm âm đạo, tử cung, cổ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Với nam giới, kỹ thuật siêu âm này giúp kiểm tra, chẩn đoán các vấn đề liên quan đến túi tinh, tuyến tiền liệt và bàng quang.
Siêu âm vùng chậu là gì?
Siêu âm vùng chậu hay còn gọi là siêu âm vùng bụng dưới, siêu âm qua ổ bụng, siêu âm phụ khoa, siêu âm qua âm đạo… là một kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn nhằm tạo ra hình ảnh để bác sĩ đánh giá các cơ quan và cấu trúc bên trong khung chậu.
Bạn đang xem: Siêu âm vùng chậu là gì? Phát hiện được những bệnh lý gì ở nam và nữ?
Kỹ thuật siêu âm này sử dụng đầu dò truyền sóng âm ở tần số cao thường áp dụng khi siêu âm thai kỳ. Sóng siêu âm từ đầu dò dội vào các cơ quan và mô trong cơ thể, sau đó dội ngược trở lại đầu dò. Sóng âm truyền đến máy tính chuyển đổi thành hình ảnh các cơ quan và hiển thị trên màn hình vi tính.
Siêu âm vùng chậu có thể được tiến hành bằng một trong hai phương pháp gồm siêu âm ổ bụng hoặc qua âm đạo. Để có được đầy đủ thông tin cần thiết cho chẩn đoán hoặc điều trị bệnh, bác sĩ có thể sử dụng một hoặc cả hai phương pháp.
Qua hình ảnh siêu âm vùng chậu, bác sĩ tìm kiếm các dấu hiệu bất thường tại cơ quan sinh dục và cơ quan sinh sản, ví dụ như triệu chứng đau âm ỉ ở vùng bụng dưới, tiểu khó, tiểu buốt. Ở nữ giới, siêu âm có thể giúp xác định các bệnh lý như u xơ tử cung, thai ngoài tử cung, viêm vùng chậu, dày niêm mạc tử cung,… Còn ở nam giới, siêu âm vùng chậu giúp phát hiện các bệnh lý như phì đại tiền liệt tuyến, chất dịch bất thường, sỏi bàng quang,…
Siêu âm vùng chậu khảo sát các cấu trúc nào?
Ở phụ nữ
Siêu âm vùng chậu ở nữ có thể quan sát các bộ phận sau:
Tử cung
Tử cung là một cơ quan sinh dục, nằm ở vùng bụng dưới của phụ nữ, giữa bàng quang và trực tràng. Mỗi tháng trong kỳ kinh nguyệt, lớp nội mạc của tử cung sẽ được bong ra nếu trứng chưa được thụ tinh – làm tổ và mang thai sau đó.
Cổ tử cung
Cổ tử cung có hình trụ, nằm ở phần dưới cùng của tử cung, được kết nối với âm đạo và thân tử cung và được cấu tạo chủ yếu bởi mô sợi. Các tuyến của cổ tử cung có vai trò tiết ra các dịch nhầy cùng với dịch tiết ở âm đạo giúp duy trì độ ẩm, bảo vệ âm đạo tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại và giúp tinh trùng có thể di chuyển dễ dàng trong âm đạo.
Xem thêm : Những điều bạn chưa biết về mặt nạ smas
Buồng trứng
Phụ nữ có hai buồng trứng hình bầu dục, một cái nằm bên trái và cái còn lại nằm bên phải. Buồng trứng nằm trong khung chậu và có hai chức năng: nội tiết và ngoại tiết. Đây cũng là nơi sản xuất các hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone.
Ống dẫn trứng
Ống dẫn trứng hay gọi là vòi trứng hoặc vòi tử cung, tại đây trứng và tinh trùng thụ tinh và di chuyển đến buồng tử cung. Sau khi thụ tinh, trứng sẽ được các lông mao trong ống dẫn trứng di chuyển về buồng tử cung.
Bàng quang
Bàng quang tiết niệu là một túi cơ nằm trong khung chậu, phía dưới phúc mạc và phía sau xương mu. Bàng quang lúc rỗng có hình dạng và kích thước của một quả lê ngược.
Thận tạo ra nước tiểu và nước tiểu đi xuống hai ống được gọi là niệu quản đến bàng quang. Bàng quang có vai trò lưu trữ nước tiểu và kiểm soát số lần đi tiểu. Khi bàng quang chứa khoảng 250 – 300ml nước tiểu, chúng ta có cảm giác muốn đi tiểu, khi bàng quang chưa tới vài lít thì ta bí tiểu. Khi bàng quang căng, sự co bóp của cơ bàng quang đẩy nước tiểu chảy vào niệu đạo rồi dẫn ra ngoài cơ thể.
Ở nam giới
Siêu âm vùng chậu ở nam giới giúp kiểm tra, phát hiện các dấu hiệu bất thường tại các bộ phận gồm:
Tuyến tiền liệt
Là loại tuyến nằm giữa dương vật và bàng quang, trước trực tràng, có kích thước bằng quả óc chó. Niệu đạo chạy qua trung tâm của tuyến tiền liệt, từ bàng quang đến dương vật, để nước tiểu chảy ra ngoài cơ thể.
Tuyến tiền liệt đảm nhiệm việc tiết ra chất lỏng nuôi dưỡng và bảo vệ tinh trùng. Khi xuất tinh, tuyến tiền liệt ép chất lỏng này vào niệu đạo và sau đó tống ra ngoài cùng với tinh trùng dưới dạng tinh dịch.
Túi tinh
Hai túi tinh nằm dưới bàng quang và trên tuyến tiền liệt. Túi tinh là phần phồng ra của ống dẫn tinh, có chiều dài là 2 – 4cm chiều dài và chiều rộng 1 – 2cm, dung tích khoảng 3 – 4ml. Túi tinh có chức năng sản xuất và lưu trữ chất dịch chiếm khoảng 70% lượng dịch giải phóng ra khi xuất tinh.
Bàng quang
Niệu đạo ở nam giới dài hơn 6 lần (khoảng 18 – 24cm) do niệu đạo của nam giới đi qua dương vật. Khi bàng quang rỗng sẽ nằm hoàn toàn trong vùng chậu, phía sau khớp mu, trước tạng sinh dục và trực tràng. Khi bàng quang chứa đầy nước tiểu sẽ căng lên thành hình cầu, vượt trên khớp mu và nằm trong ổ bụng.
Quy trình siêu âm vùng chậu
Chuẩn bị trước siêu âm
Để thực hiện siêu âm qua ổ bụng, bàng quang cần phải chứa nhiều nước tiểu. Vì thế, người bệnh sẽ được yêu cầu uống khoảng 1 lít nước trong ít nhất 1 giờ trước khi siêu âm. Bàng quang căng đầy giúp hình ảnh của các cơ quan hiển thị rõ ràng hơn.
Khác với kỹ thuật siêu âm qua ổ bụng, siêu âm qua ngả âm đạo chỉ được thực hiện khi bàng quang rỗng.
Người bệnh cần mặc quần áo rộng rãi, thoải mái, dễ thay. Trong quá trình siêu âm, người bệnh phải mặc áo choàng của bệnh viện.
Thực hiện siêu âm vùng chậu
Bác sĩ có thể chỉ định siêu âm vùng chậu theo một trong ba cách sau:
- Siêu âm qua ổ bụng: Quá trình siêu âm được thực hiện tại vùng bụng. Người bệnh được yêu cầu nằm ngửa khi siêu âm. Bác sĩ bôi gel lên đầu dò và vùng da bụng cần kiểm tra, đưa nhẹ đầu dò di chuyển qua lại trên vùng bụng.
- Siêu âm qua ngả âm đạo: Quá trình được thực hiện qua đường âm đạo. Người bệnh nằm ngửa trên giường siêu âm và thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ. Bác sĩ bôi gel lên đầu dò và đưa vào âm đạo để khảo sát.
- Siêu âm qua trực tràng: Kỹ thuật này được thực hiện qua trực tràng ở nam giới. Bệnh nhân nằm nghiêng trái, đầu gối co vào phía bụng. Bác sĩ bôi gel nên thiết bị đầu dò và nhẹ nhàng di chuyển quanh trực tràng để có thể chụp ảnh từ nhiều góc độ khác nhau. Người bệnh có thể cảm thấy một chút lực ấn nhẹ. Trong một vài trường hợp, để hình ảnh hiển thị rõ ràng hơn, bác sĩ sẽ đưa nước vào trực tràng để làm sạch phần cuối đầu dò.
Đọc kết quả
Bác sĩ chẩn đoán hình ảnh sẽ phân tích hình ảnh siêu âm và gửi trả kết quả cho người bệnh. Thông qua kết quả, bác sĩ điều trị sẽ thấy được những bất thường liên quan đến vùng chậu, mạch máu hoặc tình trạng của thai nhi (nếu có).
Tóm lại, khi phát hiện có những dấu hiệu bất thường ở vùng chậu, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và chỉ định siêu âm vùng chậu nhằm kịp thời phát hiện các bệnh lý nếu có.
Xem thêm:
- Trứng đã rụng siêu âm có thấy không?
- Siêu âm phần mềm là gì? Khi nào cần chỉ định siêu âm phần mềm?
- Siêu âm vết mổ sau sinh cùng những biến chứng bạn cần biết
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp