Sau sinh, mẹ đẻ mổ ăn được thịt bò không?

frameborder="0" allow="accelerometer; autoplay; clipboard-write; encrypted-media; gyroscope; picture-in-picture" allowfullscreen="">
Video sinh mổ ăn thịt bò được không

Thịt bò là một trong những loại thực phẩm được sử dụng nhiều nhất trong mỗi bữa cơm của người Việt. Tuy nhiên, với chế độ ăn uống của các mẹ sau sinh, liệu có nên ăn thịt bò? Đặc biệt là các mẹ đẻ mổ ăn được thịt bò không? Thông qua những chia sẻ sau đây, chị em có thể dễ dàng giải đáp được thắc mắc trên.

1. Mẹ đẻ mổ ăn thịt bò có được không?

Thịt bò rất dễ chế biến, hàm lượng dinh dưỡng cao. Chính vì vậy, đây trở thành một trong những thực phẩm thường xuyên xuất hiện trên mâm cơm người Việt. Tuy nhiên, với các mẹ sau sinh, đặc biệt là những mẹ đẻ mổ với tổn thương ở vùng bụng dưới, việc ăn thịt bò lại trở thành một nỗi sợ do quan niệm ăn thịt bò dễ làm mất thẩm mỹ vùng da tổn thương sau khi lành, thành sẹo.

1.1. Mẹ đẻ mổ ăn được thịt bò không? Có nên kiêng ăn thịt bò?

Theo quan điểm dân gian, thịt bò là một trong những loại thực phẩm “đại kỵ” với những người có vết thương hở, vết mổ sau phẫu thuật,… Tuy nhiên, cho đến hiện nay, chưa có một cơ sở, nghiên cứu khoa học nào chỉ ra rằng việc ăn thịt bò có thể làm xấu vết sẹo lành sau tổn thương.

Thịt bò chứa nhiều protein và khoáng chất, vì vậy giúp kích thích làm lành vết thương nhanh hơn. Với những người có cơ địa sẹo lồi, sẹo thâm thì việc sử dụng thịt bò có thể khiến cho vết sẹo mất tính thẩm mỹ.

Vì vậy, sản phụ sau đẻ mổ vẫn có thể sử dụng thịt bò trong khẩu phần ăn. Việc các mẹ bị sẹo lồi, sẹo thâm không đến từ việc mẹ sử dụng thịt bò mà đến từ chính cơ địa của mỗi người.

1.2. Mẹ đẻ mổ ăn được thịt bò không? Công dụng của thịt bò trong việc phục hồi thể trạng của sản phụ

Thịt bò không chỉ chứa hàm lượng lớn protein, khoáng chất, thực phẩm này còn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và những vitamin khác có lợi cho sự phát triển của mẹ sau sinh.

– Cung cấp, bổ sung sắt cho cơ thể đang suy nhược của sản phụ: Sau sinh, đặc biệt là sinh mổ, cơ thể người phụ nữ bị suy nhược nghiêm trọng do mất máu, thiếu máu. Bên cạnh đó, mẹ cũng cần được bổ sung thêm sắt để giúp sữa nhanh về, cải thiện tình trạng ít sữa do mạch máu tại các tuyến sữa không cung cấp đủ lượng máu cần thiết.

– Giúp cơ thể hấp thụ tốt những vitamin thiết yếu: Thịt bò không chỉ giàu sắt mà còn giàu những vitamin nhóm B, đặc biệt là B6, B12, vitamin A, vitamin PP, kẽm và magie. Đây đều là những vitamin, khoáng chất đem lại nhiều công dụng cho việc phục hồi cơ thể của sản phụ. Các vitamin nhóm B giúp cải thiện các tế bào não, hệ thần kinh, tốt cho việc thư giãn, ổn định tâm trạng sau sinh, cũng giúp mẹ không cảm thấy mệt mỏi, suy nhược, cải thiện tình trạng suy giảm trí nhớ sau sinh. Ngoài ra, chúng còn có lợi cho việc thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, đưa máu đi nuôi dưỡng cơ thể, ổn định sớm những vùng tổn thương như vết mổ đẻ.

Kẽm giúp điều hòa tốt chức năng, hoạt động của hệ nội tiết, khiến cho nội tiết tố của mẹ sớm cân bằng, vòng kinh đều và ổn định trở lại. Khoáng chất này cũng giúp nâng cao hệ miễn dịch của mẹ sau đẻ mổ, kích thích quá trình phục hồi để vết mổ đẻ nhanh lành.

Magie đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện hệ cơ xương của mẹ sau sinh. Bên cạnh đó, magie cũng giúp thúc đẩy quá trình canxi được cơ thể hấp thu, hạn chế được nguy cơ, tỷ lệ bị loãng xương ở sản phụ.

2. Những lưu ý mẹ sau đẻ mổ cần nhớ khi ăn thịt bò

Việc ăn uống sau sinh cần được chú ý. Tuy sản phụ có thể ăn thịt bò sau đẻ mổ, nhưng cần lưu ý một số vấn đề sau:

– Thịt bò phải được chọn lọc. Các mẹ chỉ nên sử dụng thịt bò tươi. Sau đó sơ chế, làm sạch và chế biến kỹ trước khi ăn.

– Chỉ nên sử dụng phần thịt nạc, tránh dùng thịt bò quá mỡ dễ làm tăng lượng Cholesterol trong máu.

– Không nên dùng nhiều thịt bò vào bữa tối hay ăn kèm với những thực phẩm khác như hạt dẻ, hải sản, các loại đậu,… để tránh tình trạng rối loạn tiêu hóa, khó tiêu.

– Mẹ nên cân bằng khẩu phần ăn bằng cách sử dụng thịt bò cùng với các loại rau, củ, quả để nạp thêm chất xơ cần thiết, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà cơ thể cần.

– Các mẹ sau sinh không nên ăn quá nhiều thịt bò. Sản phụ nên sử dụng thêm những loại thịt khác như gà, lợn, chim,… để làm phong phú khẩu phần ăn, bổ sung thêm nhiều dinh dưỡng cần thiết.

3. Những món ăn từ thịt bò mà các mẹ nên thêm vào khẩu phần ăn sau đẻ mổ

Việc chế biến ra những món ăn để làm đa dạng khẩu phần ăn không hề đơn giản. Đặc biệt với mẹ sau sinh, món ăn vừa phải đảm bảo ngon, dễ ăn, vừa phải đảm bảo tốt cho hệ tiêu hóa của sản phụ.

– Cháo thịt bò: Cháo vừa giúp bổ sung nhiều dinh dưỡng, vừa dễ ăn, dễ thực hiện. Đối với món ăn này, các mẹ có thể sử dụng thêm các loại rau củ như cà rốt, hành,… để cân bằng giữa đạm và xơ trong bữa ăn.

– Thịt bò nấu rau ngót: Canh rau ngót, có thêm thịt bò sẽ là lựa chọn “đưa cơm” cho sản phụ, đặc biệt là trong những ngày các mẹ chán ăn, cảm thấy khó ăn. Món ăn này vừa giúp kích thích sản dịch được tống ra nhanh chóng, vừa giúp cải thiện tình trạng táo bón, ít sữa của các mẹ.

– Thịt bò nấu khoai tây: Đây là một trong những món ăn đơn giản, dễ làm từ thịt bò. Canh thịt bò nấu cùng khoai tây sẽ giúp kích thích vị giác của các mẹ, cân bằng đạm, chất xơ, hỗ trợ hệ tiêu hóa và cũng rất tốt cho quá trình tiết sữa.

– Bò hầm rau củ: Bò hầm rau củ là món ăn vừa chiều lòng được các mẹ khó tính, kén ăn, vừa giúp cân bằng dinh dưỡng hiệu quả.

Trên đây là những thông tin giải đáp thắc mắc: “Đẻ mổ ăn được thịt bò không?” Việc cân bằng chế độ ăn uống, dinh dưỡng sau sinh rất quan trọng và có thể giúp các mẹ phục hồi tốt hơn, hỗ trợ cả quá trình tiết sữa, đẩy sản dịch, phòng tránh, hạn chế được những biến chứng hậu sản.

Các mẹ cũng nên lưu ý xây dựng chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ và cố gắng thực hiện thật nghiêm chỉnh để thể trạng sớm phục hồi, cân bằng trở lại. Ngoài ra, việc ăn uống khoa học cũng sẽ đem lại nhiều lợi ích cho quá trình kiểm soát cân nặng cũng như chăm sóc con nhỏ sau sinh. Việc ăn thịt bò cũng nên lưu ý thời điểm và không nên ăn quá nhiều để tránh mất cân bằng dinh dưỡng.

Bên cạnh thịt bò, các mẹ có thể bổ sung thêm thịt gà, thịt cá, tôm, thịt lợn,… và cần lưu ý chế biến cùng các loại rau củ quả để bữa ăn thêm đa dạng. Như vậy, khẩu phần ăn của bạn sẽ đảm bảo đúng nhu cầu của cơ thể hơn, giúp bạn rèn luyện thói quen ăn uống khoa học tốt hơn.