Chăm sóc mẹ và bé sau sinh mổ để nhanh hồi phục

Lưu ý khi chăm sóc sức khỏe cho bé sinh mổ

Trẻ sinh mổ thường có hệ miễn dịch kém hơn so với trẻ sinh thường do không được tiếp xúc với các lợi khuẩn có ở âm đạo mẹ [8]. Điều này dẫn tới việc trẻ có khi phải mất đến 6 tháng để “xây dựng” lại hệ vi khuẩn đường ruột giống như một trẻ sinh thường. Trong thời gian này, trẻ có thể sẽ dễ bị mắc các bệnh truyền nhiễm hơn, đặc biệt là những bệnh về hô hấp trong thời điểm giao mùa [7], [8]. Kết quả của nhiều nghiên cũng cho thấy trẻ sinh mổ có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch cao hơn 1,5 lần và khả năng bị nhiễm trùng đường hô hấp cao hơn 1,3 lần so với trẻ sinh thường [14], [15].

Do đó, để trẻ sinh mổ phát triển tốt nhất, bạn cần cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Nguyên nhân là do sữa mẹ chứa rất nhiều kháng thể và chất dinh dưỡng sẽ giúp trẻ tăng cường sức đề kháng và phát triển hệ miễn dịch một cách toàn diện nhất.

Trong đó, dưỡng chất tiêu biểu nhất phải kể đến là HMOs – đại dưỡng chất nhiều thứ 3 trong sữa mẹ. Đây là dưỡng chất giúp trẻ tăng khả năng miễn dịch nhờ khả năng nuôi dưỡng các vi khuẩn có lợi trong đường ruột, giảm vi khuẩn có hại. Trong đó, 5 HMOs nhiều nhất, chiếm 50% hàm lượng dưỡng chất HMOs trong sữa mẹ, là 2’-FL, 3-FL, LNT, 3-SL, 6’-SL đã được nghiên cứu khoa học chứng minh có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn, tăng cường sức khỏe đường ruột và giúp giảm khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp lên đến 66%. Từ đó, giúp cải thiện và nâng cao khả năng miễn dịch, bảo vệ trẻ chống lại nhiều mầm bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng [10], [11].

Ngoài ra, trong sữa mẹ còn có chứa nucleotides, một dưỡng chất có thể tăng cường sản sinh tế bào miễn dịch và kháng thể, đặc biệt là có thể giúp cơ thể sản xuất kháng thể tốt hơn sau khi tiêm chủng lên đến 86% [12], [16]. Không dừng lại ở đó, kết quả của nhiều nghiên cứu cũng cho thấy nucleotides còn có tác dụng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy ở trẻ [17].