Đặt ống thông tiểu hay sonde tiểu là thủ thuật điều trị xâm lấn, nhằm đưa nước tiểu từ bàng quang ra ngoài. Tuy không phải phương pháp điều trị mới nhưng khi nghe đến đặt ống thông tiểu, nhiều người lo lắng không biết đặt ống thông tiểu có đau không? Thời gian lưu ống bao lâu? Khi nào được rút ống tiểu? Tất cả thắc mắc của bạn sẽ được giải đáp trong bài viết này.
- Cách tính tuổi đi nghĩa vụ quân sự
- Ảnh hưởng của Cách mạng Tân Hợi đến phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á
- Thực hiện pháp luật là gì? Ý nghĩa của việc thực hiện pháp luật?
- Sơ đồ nguyên lý là gì? Chi tiết về sơ đồ nguyên lý tủ điện hạ thế
- Cách xóa tài khoản Telegram nhanh chóng mà không cần chờ đến 6 tháng
Khi nào cần đặt ống thông tiểu?
Ống thông tiểu thường được đặt cho người bệnh gặp khó khăn trong việc đi tiểu khiến bàng quang (bọng đái) căng lên hoặc giúp thực hiện một số xét nghiệm nhất định, cụ thể: (1)
- Dẫn lưu bàng quang khi ống dẫn nước tiểu bị tắc do sẹo hoặc phì đại tuyến tiền liệt.
- Hỗ trợ điều trị chứng khó tiểu có liên quan đến bàng quang hoặc tổn thương thần kinh ảnh hưởng đến khả năng đi tiểu tự nhiên.
- Sản phụ có thực hiện gây tê màng cứng được chỉ định dùng ống thông tiểu.
- Dẫn lưu bàng quang trước, trong hoặc sau phẫu thuật như: phẫu thuật tử cung, buồng trứng hoặc ruột.
- Đưa thuốc trực tiếp vào bàng quang để hóa trị ung thư bàng quang, tưới bàng quang hoặc các bệnh khác liên quan.
- Điều trị chứng tiểu không tự chủ.
Đặt ống thông tiểu có đau không?
Khi đặt ống thông tiểu vào cơ thể sẽ đau và khó chịu. Để giảm cảm giác này, nhân viên y tế sẽ dùng dùng gel gây tê hoặc thuốc giảm đau vào đường tiết niệu (khi đặt sonde tiểu nam). Người bệnh sẽ thấy khó chịu khi đặt ống thông tiểu nhưng cảm giác này nhanh chóng mất đi, cơ thể bạn sẽ quen với sự xuất hiện của ống thông tiểu theo thời gian.
Đặt ống thông tiểu trong bao lâu?
Việc đặt ống thông tiểu trong bao lâu tùy thuộc vào loại ống và mục đích sử dụng. Những ống thông ngắt quãng có thể được rút ra sau vài phút, vài giờ hoặc ngay sau nước tiểu trong bàng quang được đưa ra ngoài.
Còn các loại ống thông tiểu liên tục được đặt trong cơ thể lâu hơn, vài ngày đến vài tháng hoặc cho đến khi bệnh nhân có thể đi tiểu tự nhiên. Một số trường hợp bệnh nặng, người già, người mất khả năng đi tiểu mà không có sự giúp đỡ, có nguy cơ dùng ống thông tiểu lâu dài. (2)
Khi nào cần rút ống đặt thông tiểu?
Người bệnh sử dụng ống thông liên tục cần được rút ra, thay ống mới tối thiểu 3 tháng/1 lần. Ống thông tiểu có thể được rút ra nếu người bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, nước tiểu lẫn máu, có mùi nồng nặc.
Lưu ý cần biết trước và sau khi lựa chọn đặt ống thông tiểu
1. Trước khi đặt
- Thủ thuật đặt ống thông tiểu chỉ được thực hiện bởi những nhân viên y tế được huấn luyện, có kỹ năng, chuyên môn vững vàng.
- Sử dụng những dụng cụ đặt ống thông tiểu đã được diệt khuẩn.
- Vệ sinh tay thật sạch trước khi thực hiện thao tác đặt ống thông tiểu hoặc tiếp xúc với bất kỳ bộ phận nào của ống thông.
- Chọn loại ống thông phù hợp với cơ địa người bệnh. Để tránh làm tổn thương đường tiết niệu nên chọn các loại có đường kính nhỏ, khả năng dẫn lưu tốt.
- Bôi trơn ống thông tiểu tránh tổn thương niệu đạo.
- Cân nhắc sử dụng máy siêu âm bàng quang khi đặt ống thông tiểu ngắt quãng, hạn chế các rủi ro và đánh giá lượng nước trong bàng quang dễ dàng hơn.
2. Sau khi đặt
- Rửa tay thật sạch sau khi thực hiện thao tác đặt sonde tiểu.
- Cố định ống thông tiểu ngay sau khi đặt xong, tránh tình trạng lệch ống thông, kéo dãn niệu đạo.
- Để hạn chế việc bàng quang bị căng quá mức, khi đặt ống thông tiểu ngắt quãng nên giữ khoảng cách đều đặn giữa các lần đặt ống.
- Khóa van dẫn nước tiểu khi người bệnh di chuyển, hạn chế việc nước tiểu tràn ngược vào bàng quang.
- Khi thuật hiện thủ thuật không thành công, phải nhanh chóng rút sonde tiểu ra khỏi người bệnh, thay ống tiểu mới và tiến hành các thao tác lại từ đầu.
- Với ống thông tiểu liên tục, phải định kỳ thay ống mới theo hướng dẫn của bác sĩ.
Các hình thức đặt ống thông tiểu
Xem thêm : 1 ounce vàng bằng bao nhiêu lượng?
Ống thông tiểu được đưa vào cơ thể chủ yếu qua đường niệu đạo, cấu tạo niệu đạo nam và nữ khác nhau. Y học hiện nay có một số hình thức đặt sonde tiểu được sử dụng như:
- Ống thông tiểu ngắt quãng: ống được đưa vào bàng quang để dẫn hết nước ra ngoài, khi bàng quang đã rỗng ống được rút ra.
- Ống thông tiểu liên tục: loại ống này được thay mới mỗi 3 tháng/1 lần. Một đầu ống thông gắn với bóng bơm cân bằng được đưa vào cơ thể, sau khi ống thông đến bàng quang, bóng được bơm căng để giữ cho đầu ống không trượt khỏi cơ thể. Đầu còn lại nối với túi đựng nước tiểu hoặc xả thẳng vào bồn cầu, sonde tiểu liên tục thường có van đóng/mở giúp người bệnh chủ động trong việc xả nước tiểu, di chuyển.
- Đặt ống dẫn lưu bàng quang trên xương mu: ống dẫn lưu được đưa vào cơ thể, trực tiếp đến bàng quang thông qua một lỗ trên bụng. Khi thực hiện thủ thuật này, người bệnh được gây mê toàn thân, gây tê ngoài màng cứng hoặc gây tê cục bộ. Đặt sonde tiểu qua xương mu thường chỉ được thực hiện khi người bệnh bị tổn thương hoặc tắc nghẽn niệu đạo hoặc trường hợp không thể đưa ống thông qua đường niệu đạo.
Nhiều người lựa chọn sử dụng ống thông tiểu liên tục vì nó thuận tiện hơn, không phải đặt vào, rút ra như ống thông ngắt quãng. Nhưng khi dùng sonde tiểu liên tục, người bệnh nhiều khả năng gặp các vấn đề như nhiễm trùng đường tiết niệu.
Bài viết liên quan: Cách đặt ống thông tiểu nam, cách đặt ống thông tiểu nữ
Đặt ống thông tiểu có rủi ro gì không?
Nhiễm trùng tiểu (UTI) do sử dụng ống thông tiểu là loại nhiễm trùng phổ biến nhất, ảnh hưởng đến những người nằm viện, người bệnh nặng, phải dùng ống thông tiểu liên tục trong thời gian dài. Khi bị nhiễm trùng tiểu hay nhiễm trùng niệu đạo, người bệnh có một số biểu hiện như:
- Đau thấp ở bụng hoặc xung quanh háng.
- Sốt cao từ 38 độ.
- Ớn lạnh và hay rùng mình.
- Cảm giác lú lẫn, mệt mỏi
Khi xuất hiện các triệu chứng nhiễm trùng đường tiểu, người bệnh nên đến gặp bác sĩ ngay lập tức. Bác sĩ sẽ đánh giá tình trạng nhiễm trùng và kê đơn thuốc điều trị phù hợp, khắc phục nhanh, hạn chế những biến chứng không đáng có.
Một rủi ro dễ gặp ở những bệnh nhân đặt sonde tiểu chính là co thắt bàng quang. Giống như hiện tượng co thắt dạ dày, khi bóng cân bằng được bơm để giữ ống tiểu không tuột khỏi cơ thể không đúng kỹ thuật hoặc bơm quá căng, bàng quang sẽ co thắt để cố đẩy bóng ra ngoài. Hoạt động này gây ra cho bệnh nhân những cơn đau dữ dội. Bạn có thể cần dùng thuốc giảm để tần suất và cường độ của các cơn co thắt.
Co thắt bàng quang cũng dễ dẫn đến tình trạng rò rỉ nước tiểu xung quanh ống thông. Trong một vài trường hợp, rò rỉ nước tiểu là tín hiệu tắc sonde tiểu. Lúc này cần kiểm tra xem nước tiểu trong ống thông có chảy bình thường không, bạn có thể cần thay ống tiểu mới.
Xem thêm : Công thức tính công
Nguy hiểm hơn là hiện tượng nước tiểu lẫn máu, có những cục máu đông xuất hiện. Đây là dấu hiệu cho thấy niệu đạo đang bị tổn thương, cục máu đông sẽ gây tắc hệ thống dẫn lưu. Khi gặp tình trạng này bạn cần sự can thiệp, điều trị của bác sĩ ngay lập tức.
Một số rủi ro tiềm ẩn khác khi đặt sonde tiểu bao gồm:
- Chấn thương niệu đạo (ống dẫn nước tiểu ra khỏi cơ thể) khi đặt ống thông tiểu.
- Hẹp niệu do mô sẹo vì đặt ống tiểu nhiều lần.
- Chấn thương bàng quang do đặt sonde tiểu không đúng cách.
- Sỏi bàng quang (chúng thường chỉ phát triển sau nhiều năm sử dụng ống thông).
Cách chăm sóc cho bệnh nhân sau khi đặt ống thông tiểu
Nếu bạn cần đặt ống thông tiểu trong thời gian dài, người bệnh hoặc người chăm sóc sẽ được tư vấn chi tiết về cách chăm sóc sonde tiểu trước khi xuất viện. Bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách chọn ống thông tiểu phù hợp, những biện pháp làm giảm nguy cơ biến chứng như nhiễm trùng. Phát hiện các rủi ro thông qua những biểu hiện của người bệnh.
Sau khi đặt sonde tiểu, người bệnh có thể sống một cuộc sống tương đối bình thường với chúng. Ống thông và túi nước tiểu có thể được giấu dưới quần áo, cột vào chân. Người bệnh có thể làm hầu hết các hoạt động hàng ngày như: làm việc, tập thể dục, bơi lội và quan hệ tình dục.
Tuy nhiên, nếu phát hiện bất kỳ bất thường nào trong nước tiểu, cảm giác khó chịu vùng niệu đạo, bộ phận sinh dục, những bộ phận xung quanh ống thông, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay.
Nếu bạn đang tìm một địa chỉ đặt ống thông tiểu tốt, đúng quy trình, kỹ thuật, được chăm sóc tận tình, hạn chế thấp nhất những rủi ro do sonde tiểu mang lại thì đến ngay Trung tâm Tiết niệu – Thận học – Nam khoa, BVĐK Tâm Anh có chuyên gia đầu ngành, bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm trong việc chẩn đoán, điều trị các bệnh liên quan đến đường tiết niệu, thận, nam khoa, niệu nữ. Với trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu chính hãng từ các nước Âu – Mỹ cùng sự tận tâm, chu đáo… giúp người bệnh có hiệu quả điều trị tốt nhất.
Đặt sonde tiểu là thủ thuật điều trị đơn giản nhưng tìm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro. Bài viết đã giải đáp được câu hỏi đặt ống thông tiểu có đau không? Bên cạnh đó, thời gian lưu ống thông tiểu càng lâu, nguy cơ rủi ro càng tăng. Chính vì vậy, người bệnh cần tuân thủ những hướng dẫn của bác sĩ trước, trong và sau khi đặt ống thông tiểu. Điều này giúp tăng tỷ lệ thành công của thủ thuật, giảm thiểu các rủi ro, biến chứng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp