Ngày nghỉ hàng tuần có bắt buộc phải vào Thứ Bảy, Chủ Nhật?
Theo quy định tại Điều 111 Bộ luật lao động 2019, hằng tuần, NLĐ sẽ được công ty sắp xếp nghỉ hàng tuần ít nhất 24 giờ liên tục, nếu không thể bố trí cho NLĐ nghỉ hàng tuần thì công ty có trách nhiệm bảo đảm cho NLĐ được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Bạn đang xem: Ngày nghỉ hàng tuần có bắt buộc phải vào Thứ Bảy, Chủ Nhật?
Có thể thấy pháp luật hiện nay không bắt buộc công ty phải cho NLĐ nghỉ hằng tuần vào ngày Thứ bảy, Chủ nhật mà công ty hoàn toàn có thể bố trí các ngày khác trong tuần để cho NLĐ nghỉ nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
Thậm chí, do đặc thù công việc, có trường hợp NLĐ còn phải đi làm cả tuần mà không có ngày nghỉ. Tuy nhiên sau đó, công ty phải bố trí cho NLĐ nghỉ để đảm bảo người đó được nghỉ trung bình 4 ngày/tháng.
Thực tế hiện nay, các công ty trong nước thường lựa chọn cho NLĐ nghỉ hằng tuần theo một trong 3 hình thức phổ biến sau đây (trừ một số trường hợp đặc biệt do đặc thù công việc):
– Cho NLĐ nghỉ hàng tuần 1 ngày vào ngày Chủ nhật;
– Hoặc cho NLĐ nghỉ hàng tuần 1 ngày rưỡi vào chiều Thứ Bảy và cả ngày Chủ nhật.
– Hoặc cho NLĐ nghỉ hằng tuần 2 ngày vào ngày Thứ Bảy và Chủ nhật.
Ngày nghỉ hàng tuần có bắt buộc phải vào Thứ Bảy, Chủ Nhật? (Hình từ internet)
Cách tính lương ngày Thứ Bảy, Chủ Nhật
Căn cứ quy định tại Bộ luật lao động 2019 và các quy định khác hướng dẫn liên quan thì:
(1) Trường hợp Thứ Bảy, Chủ Nhật là ngày làm việc bình thường thì người lao động được hưởng lương bình thường theo thỏa thuận của hợp đồng lao động đã giao kết.
(2) Trường hợp Thứ Bảy, Chủ Nhật là ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động sẽ được trả lương làm thêm giờ nếu đi làm vào những ngày này, cụ thể như sau:
– Tính tiền lương làm thêm giờ vào ban ngày:
+ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường do người sử dụng lao động quy định theo Điều 105 Bộ luật lao động 2019 và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 200%) x (Số giờ làm thêm)
Xem thêm : Hoạt động công nghiệp của nước ta tập trung chủ yếu ở khu vực nào sau đây?
+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, được trả lương làm thêm giờ khi làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường để làm thêm số lượng, khối lượng sản phẩm ngoài số lượng, khối lượng sản phẩm theo định mức lao động theo thỏa thuận với người sử dụng lao động và được tính theo công thức sau:
Tiền lương làm thêm giờ = (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%) x (Số sản phẩm làm thêm)
– Tính tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm:
+ Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = [(Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 200%) + (Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường) x Mức ít nhất 30% + (20%) x (Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hàng tuần)] x Số giờ làm thêm vào ban đêm
+ Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:
Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm = [(Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x (Mức ít nhất 200%) + (Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường) x Mức ít nhất 30% + (20%) x (Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hàng tuần)] x Số sản phẩm làm thêm vào ban đêm
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp