Ở cữ có được uống nước ngọt không?

Vấn đề ở cữ nên ăn gì luôn khiến các sản phụ “đau đầu”. Có những loại đồ ăn, thức uống ngon miệng, đẹp mắt, các mẹ thèm lắm nhưng không dám thưởng thức. Nước ngọt là một trong số đó, rất nhiều mẹ sau sinh thèm nước ngọt. Nhưng đồ uống này có tốt với họ? Ở cữ có được uống nước ngọt không?

Ở cữ là gì? Vì sao ở cữ cần quan tâm chuyện ăn uống?

Ở cữ sau sinh theo quan niệm hiện đại là khoảng thời gian kéo dài khoảng 4 – 6 tuần để sản phụ nghỉ ngơi, tĩnh dưỡng. Khoảng thời gian này giúp sản phụ phục hồi thể lực, ổn định tinh thần. Khi ở cữ, người mẹ cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề ăn uống và chăm sóc cơ thể.

Theo quan điểm y học hiện đại, sản phụ không cần phải kiêng khem hà khắc. Tuy nhiên, dưới góc độ khoa học, vẫn có những việc mẹ nên làm và cũng có những việc mẹ nên tránh. Việc kiêng cữ một số loại đồ ăn, thức uống không tốt cho sức khỏe giúp mẹ nhanh hồi phục. Đặc biệt, việc này cũng giúp nâng cao chất lượng nguồn sữa, rất cần thiết với sự phát triển của trẻ sơ sinh giai đoạn đầu đời.

Trước khi thưởng thức loại đồ ăn, thức uống nào, mẹ nên cân nhắc kỹ càng giữa lợi và hại. Đây là lý do nhiều mẹ muốn biết ở cữ có được uống nước ngọt không?

Ở cữ có được uống nước ngọt không?

Nước ngọt trên thị trường hiện nay có 2 loại: Nước ngọt có ga và nước ngọt không có ga. Nhưng đặc điểm chung của cả 2 loại đều là:

  • Thành phần chứa nhiều đường và chất làm ngọt nhân tạo.
  • Cung cấp nhiều calo nhưng nghèo dinh dưỡng, gần như không có giá trị dinh dưỡng.
  • Sử dụng các loại hương liệu, phẩm màu để tạo màu sắc và mùi vị hấp dẫn.
  • Sử dụng các chất bảo quản và chất hóa học khác.
  • Một số loại nước ngọt sẽ chứa caffeine, nồng độ nhỏ cồn.

Nhìn vào những đặc điểm này, có lẽ ai trong chúng ta cũng biết các loại nước ngọt không hề tốt cho sức khỏe. Đây là loại đồ uống phụ nữ sau sinh nên tránh. Với câu hỏi ở cữ có được uống nước ngọt không, các chuyên gia dinh dưỡng trả lời rằng có thể uống nhưng tốt nhất nên tránh. Trong một số trường hợp, sản phụ có thể uống nước ngọt nhưng không nên uống nhiều và không nên uống thường xuyên.

Tác hại khi sản phụ ở cữ uống nhiều nước ngọt

Các loại nước ngọt nhìn chung không tốt cho sức khỏe của bất cứ ai trong chúng ta. Tuy nhiên, với sản phụ đang trong giai đoạn ở cữ, thức uống này còn có nhiều tác hại hơn. Cụ thể là:

Gây tăng cân sau sinh

Nếu nóng lòng với việc khôi phục vóc dáng sau sinh thì chắc chắn nước ngọt sẽ khiến kế hoạch của bạn đổ bể. Đường trong các loại nước ngọt là đường đơn fructose. So với đường glucose trong thực phẩm giàu tinh bột, đường fructose làm tăng cảm giác đói, tăng cảm giác thèm ăn. Việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm có thể dẫn đến tăng cân khó kiểm soát và gây tích mỡ nội tạng.

Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch

Ở cữ có được uống nước ngọt không? Câu trả lời là có nhưng không nên uống, bởi nước ngọt làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tiêu thụ nhiều đường dẫn đến thừa cân, tăng nguy cơ viêm nhiễm. Đường trong máu cao, tăng tích mỡ trong cơ thể, tăng huyết áp… là các yếu tố dẫn đến bệnh tim mạch. Nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh tiêu thụ nhiều đường gây tắc nghẽn động mạch.

Tăng nguy cơ tiểu đường tuýp 2

Uống nhiều nước ngọt trong thời gian dài sẽ gây kháng insulin – hormone có tác dụng chuyển hóa đường trong máu thành năng lượng. Đường trong máu không được chuyển hóa hiệu quả sẽ gây bệnh tiểu đường.

Tăng nguy cơ gan nhiễm mỡ

Đường fructose gần như chỉ được gan phân hủy. Chúng được chuyển hóa thành năng lượng hoặc được dự trữ dưới dạng glycogen trong gan. Nếu uống nhiều nước ngọt, gan sẽ bị quá tải dẫn đến gan nhiễm mỡ.

Ảnh hưởng đến trẻ bú mẹ

Mẹ uống nhiều nước ngọt sẽ khiến lượng đường trong máu cao. Nhiều nghiên cứu khoa học cho thấy, mẹ uống đồ uống có đường hàng ngày và cho con bú có thể khiến trẻ chậm phát triển hơn, nhận thức kém hơn trẻ khác cùng trang lứa. Ngoài ra, lượng đường trong sữa cao cũng làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị thừa cân, béo phì.

Hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ cũng sẽ phải hấp thu những chất hóa học không tốt có trong nước ngọt mà người mẹ uống vào cơ thể. Nếu mẹ uống các loại nước ngọt cho caffeine có thể khiến trẻ khó ngủ, quấy khóc.

Ở cữ uống nước ngọt thế nào cho an toàn?

Ở cữ có được uống nước ngọt không? Câu trả lời là có. Tuy nhiên, mẹ cần biết cách uống nước ngọt cho an toàn, không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và bé. Một số lưu ý dành cho mẹ như sau:

  • Sản phụ ở cữ nên hạn chế uống nước ngọt tối đa, không nên uống nhiều và không nên uống thường xuyên. Nếu uống, bạn nên uống một lượng rất ít và không nên uống kèm đá hoặc nước ngọt ướp lạnh. Ở cữ bao lâu được uống nước đá? Câu trả lời là kiêng càng lâu càng tốt và ít nhất là 1 tháng sau sinh mẹ nhé!
  • Khi uống nước ngọt, bạn nên chọn loại không có ga. Hệ tiêu hóa của phụ nữ mới sinh khá nhạy cảm. Nước ngọt có ga có thể gây đầy bụng, khó tiêu, làm sản phụ có cảm giác chán ăn gây mất cân bằng dinh dưỡng.
  • Khi uống nước ngọt, mẹ cũng nên lưu ý đến thương hiệu sản phẩm và hạn sử dụng. Uống các sản phẩm không rõ nguồn gốc, hàng nhái, hàng trôi nổi hoặc quá hạn sử dụng nguy cơ ngộ độc rất cao.

Với câu hỏi ở cữ có được uống nước ngọt không, ngay cả khi câu trả lời là có sẽ vẫn có những trường hợp sản phụ nên tránh tuyệt đối. Đó là những sản phụ từng mắc tiểu đường thai kỳ, sản phụ thừa cân, sản phụ bị cao huyết áp sau sinh… Dù sao, đây cũng không phải thức uống tốt cho sức khỏe. Chị em nên hạn chế sử dụng nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp