Giấy phép kinh doanh và mã số thuế là 2 thứ quan trọng không thể thiếu khi vận hành doanh nghiệp. Giấy kinh doanh thể hiện mã số doanh nghiệp cũng chính là mã số thuế đại diện pháp lý. Liên hệ hotline 0932068886 để được tư vấn cụ thể.
Có thể bạn quan tâm
- Nguyên nhân phát triển kinh tế Mỹ là gì?
- Tác giả tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác Chiếc thuyền ngoài xa
- Chọn ngày hoàng đạo: Bí quyết tối ưu hóa kế hoạch xây nhà, khai trương, cưới hỏi trong tháng 1/2023 là xem ngày hoàng đạo. Đây là cơ hội để đảm bảo mọi công việc diễn ra suôn sẻ và mang lại may mắn cho gia đình bạn.
- Câu lạc bộ Sinh viên Tâm Lý
- Hộ chiếu bị sai ngày sinh có phải làm lại không?
Đối với cá nhân mỗi công dân được công nhận hợp pháp thông qua CMND/CCCD với mã số định danh riêng được cấp cho mỗi người thì doanh nghiệp cũng được đăng ký giấy phép kinh doanh và mã số thuế để thực hiện các thủ tục pháp, thực hiện đóng thuế, thực hiện các hợp đồng lao động,… và để cho nhà nước dễ dàng quản lý. Vậy giấy đăng ký kinh doanh và mã số thuế giống hay khác nhau như thế nào?
Bạn đang xem: Giấy phép kinh doanh và mã số thuế khác nhau như thế nào
Các khái niệm về giấy phép kinh doanh, mã số thuế, mã số doanh nghiệp cần nắm
Để hiểu rõ sự khác nhau của giấy phép kinh doanh và mã số thuế, chúng ta cùng điểm qua khái niệm của chúng.
1. Giấy phép kinh doanh là gì?
Giấy phép kinh doanh là giấy được nhà nước cấp cho các công ty/doanh nghiệp/hộ gia đình đăng ký kinh doanh với ngành nghề kinh doanh rõ ràng và thường được cấp phép sau khi đăng ký thành công giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Mã số thuế là gì?
Mã số thuế là dãy số, chữ cái hoặc ký tự do cơ quan thuế cấp cho các doanh nghiệp/công ty để tiến hành nộp thuế trong kinh doanh.
3. Mã số doanh nghiệp là gì?
Mã số doanh nghiệp là một dãy số được tạo ra bởi Hệ thống thông tin quốc gia, mã số này được cấp cho doanh nghiệp khi tiến hành đăng ký thành lập và được cơ quan thẩm quyền ghi rõ trên Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Mã số cấp cho doanh nghiệp là duy nhất và chỉ được sử dụng cho doanh nghiệp đó.
Xem thêm : Tips
Mã số doanh nghiệp được cấp cho doanh nghiệp để sử dụng trong hoạt động kinh doanh, thực hiện các vấn đề pháp lý, thực hiện nghĩa vụ đóng thuế và giúp nhà nước dễ quản lý các hoạt động của doanh nghiệp.
Điểm giống và khác nhau của giấy phép kinh doanh và mã số thuế
Theo điều 8 Nghị định 01/2021/NĐ-CP đã quy định rõ “Mỗi doanh nghiệp được cấp một mã số doanh nghiệp duy nhất, mã số doanh nghiệp đồng thời cũng là mã số thuế và là mã số doanh nghiệp tham gia thực hiện nghĩa vụ bảo hiểm xã hội”. Chính vì vậy, mã số doanh nghiệp ghi trên giấy phép kinh doanh chính là mã số thuế.
Hiện nay vẫn có nhiều doanh nghiệp có mã số doanh nghiệp và mã số thuế khác nhau, nguyên nhân chính là do:
Trước khi Luật doanh nghiệp năm 2014 được ban hành, nhà nước không quy định mã số danh nghiệp cũng là mã số thuế. Nên những doanh nghiệp thành lập trước ngày 1/7/2015 (trước khi luật doanh nghiệp năm 2020 chính thức có hiệu lực) thì thường rơi vào trường hợp mã số của doanh nghiệp với mã số thuế được cấp không giống nhau.
Trong trường hợp trên thì doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký lại mã số thuế và mã số doanh nghiệp để trùng khớp.
Một số thắc mắc thường gặp của các doanh nghiệp về giấy phép kinh doanh và mã số thuế
Câu 1: Khi tiến hành chậm đăng ký mã số thuế thì sẽ bị phạt bao nhiêu?
Theo quy định tại Điều 33 của luật quản lý thuế 2019 doanh nghiệp phải tiến hành đăng ký mã số thuế với Cục quản lý thuế trong vòng 10 ngày kể từ ngày được cấp phép đăng ký kinh doanh. Nếu chậm trễ tiến hành đăng ký sẽ bị xử phạt hành chính từ 1.000.000đ đến 10.000.000đ tùy vào từng trường hợp và bị buộc tạm ngưng hoạt động kinh doanh trong một thời gian nhất định.
Câu 2: Thủ tục thực hiện đăng ký mới mã số thuế ra sao?
Xem thêm : Tổng hợp chi phí thành lập công ty, doanh nghiệp (trước & sau)
Các thủ tục, giấy tờ cần chuẩn bị để tiến hành cấp mới mã số thuế gồm:
- Tờ khai đăng ký thuế
- Bản sao các giấy tờ quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy phép thành lập, giấy chứng nhận đầu tư và các loại giấy tờ liên quan khác.
Sau khi chuẩn bị đủ hồ sơ thì bạn nộp trực tiếp lên Cục thuế ở Tỉnh để xin cấp mới mã số thuế.
Câu 3: Nơi tra cứu mã số thuế doanh nghiệp?
Bạn có thể tra cứu tại Website của Tổng cục thuế: https://www.gdt.gov.vn/wps/portal
Câu 4: Nếu thay đổi tên công ty có cần tiến hành thay đổi mã số thuế?
Nếu tiến hành thay đổi các thông tin doanh nghiệp đã đăng ký trước đó như tên, địa chỉ, thành viên, chủ sở hữu,… thì không cần thay đổi mã số thuế. Mã số thuế được cấp từ khi khai sinh doanh nghiệp và tồn tại cho đến khi doanh nghiệp không còn nữa.
Bài viết trên đã giúp bạn làm rõ các khái niệm và sự giống hay khác nhau giữa giấy phép kinh doanh và mã số thuế. Nếu bạn đang nằm trong trường hợp mã số doanh nghiệp và mã số thuế không trùng khớp thì hãy nhanh chóng tiến hành đề nghị cấp mới để được đồng nhất. Hãy liên hệ công ty Quang Minh để chúng tôi giúp bạn xin cấp mới mã số thuế nhanh chóng và tiết kiệm chi phí nhất.
Hãy liên hệ với chúng tôi qua các kênh sau đây để nhận được các ưu đãi tốt nhất và nhanh chóng nhất:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp