Sổ hộ khẩu điện tử là gì?
Bộ Công an cho biết, sổ hộ khẩu điện tử là phương thức quản lý thường trú của công dân trên mạng điện tử qua hệ thống phần mềm và được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu về cư trú. Sổ hộ khẩu điện tử sẽ thay đổi toàn bộ cách quản lý truyền thống hiện nay.
Bạn đang xem: Sổ hộ khẩu điện tử là gì, có giá trị gì?
Theo Cục Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06 – Bộ Công an), hiện cơ quan chức năng quản lý thông tin cư trú của người dân bằng phương thức điện tử, hay còn gọi là sổ hộ khẩu điện tử.
Tức là dù bỏ sổ hộ khẩu giấy nhưng nhà nước vẫn duy trì quản lý hộ khẩu, chỉ thay thế từ hình thức giấy sang công nghệ hiện đại hơn. Người dân vẫn phải làm thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú như trước đây.
Người dân đi làm thủ tục hành chính ở TP.HCM
nhật thịnh
Sổ hộ khẩu điện tử có giá trị gì?
Xem thêm : Phân biệt sự khác nhau giữa Logistics và chuỗi cung ứng
Bộ Công an cho biết, khi không còn sổ hộ khẩu giấy, người dân có thể khai thác thông tin cư trú trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công.
Trên hệ thống này, mỗi người sẽ có một mã định danh cá nhân, trong đó có đầy đủ các thông tin về tên, tuổi, giới tính, ngày sinh, nơi sinh, thường trú, quan hệ nhân thân…
Cách làm sổ hộ khẩu điện tử
Theo Bộ Công an, sau khi bỏ sổ hộ khẩu giấy, chuyển qua sử dụng sổ hộ khẩu điện tử, thì người dân nên làm thẻ CCCD gắn chip. Theo khoản 1, Điều 3 luật CCCD, CCCD thể hiện thông tin cơ bản về lai lịch, nhận dạng của công dân. Bộ Công an đã hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương, sử dụng thông tin công dân trên CCCD thay cho việc xuất trình sổ hộ khẩu.
Người dân có thể sử dụng CCCD gắn chip là một loại giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin cá nhân, nơi thường trú khi làm các thủ tục hành chính.
Bộ Công an khuyến cáo công dân cần sớm cập nhật thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để tạo thuận lợi cho việc thực hiện các thủ tục hành chính sau ngày 31.12.2022.
Những thông tin sau khi được cập nhật vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như: họ, chữ đệm và tên khai sinh; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; nơi đăng ký khai sinh; quê quán; dân tộc; tôn giáo; quốc tịch; tình trạng hôn nhân; nơi thường trú; nơi ở hiện tại; nhóm máu…, thì có thể sử dụng ngay thay cho sổ hộ khẩu, sổ tạm trú.
Quá trình làm, có thể liên hệ công an xã, phường để được hỗ trợ, tư vấn.
Xem thêm : Tổng hợp kiến thức Vật Lý 10 về áp suất chất lỏng đầy đủ và dễ hiểu nhất
Cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử
Nếu người dân muốn tra cứu hộ khẩu điện tử thì công dân cần mã số bảo hiểm xã hội (BHXH).
- Bước 1: Truy cập vào trang web của cơ quan BHXH Việt Nam tại địa chỉ: https://baohiemxahoi.gov.vn và kéo xuống dưới chọn mục tra cứu trực tuyến.
- Bước 2: Click vào tra cứu mã số BHXH bên góc phải màn hình, và nhập đầy đủ các trường thông tin trong mục này.
Lưu ý: Những mục có dấu * màu đỏ là những mục bắt buộc phải điền.
Sau khi nhập xong đầy đủ thông tin, bấm chọn xác nhận “Tôi không phải là người máy” và chọn những hình ảnh tương ứng với yêu cầu. Khi làm xong hết tất cả yêu cầu, được xác nhận thì bấm tra cứu.
- Bước 3: Thông tin được trả về với kết quả gồm: mã số BHXH, họ tên, giới tính, ngày sinh, mã hộ gia đình, địa chỉ và trạng thái.
Lưu ý: Những thao tác trên đang sử dụng chức năng tra cứu mã số BHXH. Thông tin số sổ hộ khẩu chỉ là một trong những thông tin kèm theo đối với mỗi cá nhân khi tiến hành tra cứu.
Cách tra cứu sổ hộ khẩu điện tử
chụp màn hình
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp