PHÂN BIỆT LỖI CỐ Ý TRỰC TIẾP VÀ LỖI CỐ Ý GIÁN TIẾP

Lỗi là thái độ tâm lí của con người đối với hành vi có tính gây thiệt hại cho xã hội của mình và đổi với hậu quả do hành vi đó gây ra được biếu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Theo pháp luật hình sự yếu tố lỗi được xác định khi có đủ các điều kiện như sau:

– Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi

– Đủ độ tuổi theo quy định

+ Đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự đối với mọi tội phạm

+ Từ đủ 14 tuổi trở lên đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng

Theo Bộ luật hình sự năm 2015 ( sửa đổi, bổ sung năm 2017 ) lỗi được chia thành 04 loại như sau:

– Lỗi cố ý trực tiếp

– Lỗi cố ý gián tiếp

– Lỗi vô ý vì quá tự tin

– Lỗi vô ý do cẩu thả

Trong chuyên đề lần này, chúng ta cùng so sánh lỗi cố ý trực tiếp và lối cố ý gián tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp Khái niệm Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra Về mặt lý trí Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

nhận thức rõ được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả của hành vi đó

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội

nhận thức được tính chất nguy hiểm của hành vi, thấy trước hậu quả có thể xảy ra của hành vi

Về mặt ý chí Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đó

Mong muốn cho hậu quả xảy ra

Người phạm tội không mong muốnhậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra

Không mong muốn hậu quả xảy ra hoặc để mặc hậu quả xảy ra

Trên đây là nội dung chuyên đề của công ty Luật Tô Cát về lỗi là gì? Phân biệt lỗi cố ý trực tiếp là lỗi cố ý gián tiếp. Xin cảm ơn quý vị khán giả đã chú ý