Giấy tờ có giá là một loại tài sản thường gặp trong các giao dịch dân sự. Tuy nhiên, hiện nay nhiều người nhầm lẫn giữa giấy tờ có giá với các loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản (Sổ tiết kiệm; Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;…).
Giấy tờ có giá là gì?
Bạn đang xem: Sổ tiết kiệm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá không?
Căn cứ khoản 1 Điều 105 Bộ luật Dân sự 2015, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản. Theo đó, giấy tờ có giá là một loại tài sản theo pháp luật dân sự.
Ngoài ra, khoản 1 Điều 3 Thông tư 16/2022/TT-NHNN nêu rõ, giấy tờ có giá là bằng chứng xác nhận nghĩa vụ trả nợ giữa tổ chức phát hành giấy tờ có giá với người sở hữu giấy tờ có giá trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả lãi và các điều kiện khác.
Giấy tờ có giá bao gồm: giấy tờ có giá loại ghi sổ (dưới hình thức bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử) và giấy tờ có giá loại chứng chỉ.
Sổ tiết kiệm và Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất có phải giấy tờ có giá không?
Giấy tờ có giá phải có 04 điều kiện như sau:
(1) Thuộc quyền sở hữu hợp pháp của thành viên;
Xem thêm : Làm hộ chiếu phạm ngọc thạch
(2) Thuộc một trong các loại giấy tờ có giá được liệt kê tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 16/2022/TT-NHNN, bao gồm:
– Tín phiếu Ngân hàng Nhà nước;
– Trái phiếu Chính phủ;
– Trái phiếu được Chính phủ bảo lãnh thanh toán 100% giá trị gốc, lãi khi đến hạn;
– Trái phiếu chính quyền địa phương được sử dụng trong các giao dịch của Ngân hàng Nhà nước theo quyết định của Thống đốc trong từng thời kỳ;
– Trái phiếu đặc biệt, trái phiếu phát hành trực tiếp cho tổ chức tín dụng bán nợ để mua nợ xấu theo giá trị thị trường của Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam;
– Trái phiếu được phát hành bởi ngân hàng thương mại do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (trừ các ngân hàng thương mại đã được mua bắt buộc); trái phiếu được phát hành bởi tổ chức tín dụng (trừ các tổ chức tín dụng được kiểm soát đặc biệt) và doanh nghiệp khác;
– Các loại giấy tờ có giá khác do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ.
(3) Chưa chốt quyền nhận gốc và lãi khi đáo hạn;
Xem thêm : Cà phê sữa bao nhiêu calo? Uống cà phê sữa tăng cân không?
(4) Giấy tờ có giá loại chứng chỉ lưu ký tại Ngân hàng Nhà nước phải nguyên vẹn, không rách nát, hư hỏng, không bị thay đổi màu sắc, mờ nhạt hình ảnh hoa văn, chữ, số, không bị nhàu, nát, nhòe, bẩn, tẩy xóa.
Do đó, ngoài các giấy tờ được nêu trên thì các giấy tờ khác chỉ được coi là “giấy tờ có giá” nếu có đủ các điều kiện sau: (1) Trị giá được thành tiền; (2) Được phép giao dịch; (3) Được pháp luật quy định rõ nó là “giấy tờ có giá”.
Mặt khác, khoản 1 Điều 7 Thông tư 48/2018/TT-NHNN quy định, thẻ tiết kiệm hoặc sổ tiết kiệm là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu tiền gửi tiết kiệm của người gửi tiền tại tổ chức tín dụng, được áp dụng đối với trường hợp nhận tiền gửi tiết kiệm tại địa điểm giao dịch hợp pháp thuộc mạng lưới hoạt động của tổ chức tín dụng.
Đồng thời, Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được định nghĩa là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất theo khoản 16 Điều 3 Luật Đất đai 2013.
Như vậy, có thể thấy:
– Sổ tiết kiệm chỉ là một loại giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản, mà tài sản đó chính là số tiền gửi tại ngân hàng được ghi nhận trong sổ tiết kiệm; và
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chỉ là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất.
Từ tất cả những quy định trên, sổ tiết kiệm và giấy chứng nhận quyền sử dụng đất không phải là giấy tờ có giá.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp