Sơ yếu lý lịch công chứng, chứng thực có giá trị trong bao lâu?

1. Sơ yếu lý lịch công chứng, chứng thực có giá trị trong bao lâu?

Sơ yếu lý lịch là khái niệm quen thuộc, gắn liền với thực tiễn đời sống của người dân cả trong vấn đề tư pháp lẫn việc làm. Hiểu một cách đơn giản, sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng quan những thông tin cơ bản của công dân, bao gồm các thông tin cá nhân và nhân thân.

Sơ yếu lý lịch là một loại chứng thư phổ biến, có giá trị đặc biệt quan trọng đối với các cá nhân. Nó được sử dụng trong nhiều hoạt động, công việc cụ thể. Nó là căn cứ để các cá nhân cập nhật thông tin của mình, giúp các nhà tuyển dụng, cán bộ chức năng dựa vào để nắm bắt được thông tin cá nhân của các công dân này.

Sơ yếu lý lịch được sử dụng trong nhiều trường hợp. Thực tế, pháp luật không quy định về việc sơ yếu lý lịch có buộc phải công chứng, chứng thực hay không. Song hầu hết các mẫu sơ yếu lý lịch sử dụng trong tuyển sinh, tuyển dụng đều chứa nội dung xác nhận của địa phương. Hầu hết các cơ quan, tổ chức đều yêu cầu người ứng tuyển nộp sơ yếu lý lịch có xác nhận của địa phương nhằm mục đích đảm bảo các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là chính xác.

Một câu hỏi được đặt ra là sơ yếu lý lịch công chứng, chứng thực có giá trị trong bao lâu?

Luật công chứng 2014 không quy định về việc bản sao có công chứng có giá trị trong khoảng thời gian là bao lâu. Vậy nên, có thể hiểu, bản sao công chứng, chứng thực sẽ có giá trị vô thời hạn.

Tuy nhiên, xét vào bản chất của sơ yếu lý lịch: Sơ yếu lý lịch là bản cập nhật, tờ khai những thông tin liên quan đến cá nhân và nhân thân của người làm sơ yếu lịch lịch. Loại giấy tờ này khai nhận những thông tin liên quan đến hôn nhân, căn cước công dân, giấy phép lái xe, giấy chứng nhận thành lập doanh nghiệp… Những thông tin trên được cung cấp trong sơ yếu lý lịch thường có thời hạn trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: Căn cước công dân có thời hạn trong vòng 5 năm. Sau năm năm, thời hạn của căn cước công dân sẽ hết hiệu lực. Lúc này, thông tin của sơ yếu lý lịch buộc phải thay đổi. Bản công chứng lúc này sẽ không còn hiệu lực do bản gốc không còn hiệu lực.

Từ những phân tích ở trên, có thể khẳng định, pháp luật không quy định cụ thể về thời hạn có hiệu lực của sơ yếu lý lịch được công chứng, chứng thực. Khi nào những thông tin giấy tờ gốc trên sơ yếu lý lịch hết hiệu lực thì sơ yếu lý lịch được công chứng, chứng thực đó không còn hiệu lực.

Quy định về tính có giá trị của sơ yếu lý lịch như trên buộc các cá nhân, tổ chức phải linh hoạt trong hoạt động kiểm tra sơ yếu lý lịch, nhằm nắm bắt đầy đủ và chính xác các thông tin của công dân.

2. Một số lưu ý khi công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch:

– Khi thực hiện công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch, công dân phải chịu trách nhiệm cho những thông tin mà mình cung cấp trong bản sơ yếu lý lịch đó. Trong một số trường hợp, sơ yếu lý lịch có thông tin về chữ ký của cơ quan chức năng có thẩm quyền, chữ ký của người làm sơ yếu lý lịch và cần yêu cầu công chứng chữ ký. Do đó, người yêu cầu chứng thực chữ ký phải chịu trách nhiệm về nội dung của giấy tờ, văn bản mà mình ký để yêu cầu chứng thực chữ ký theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Nghị định 23/2015/NĐ-CP.

– Người thực hiện công chứng, chứng thực phải chịu trách nhiệm về tính xác thực về chữ ký của người yêu cầu chứng thực trong giấy tờ, văn bản.

– Khi tiến hành công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch, công dân cần mang theo các giấy tờ tùy thân: Căn cước công dân, giấy đăng ký kết hôn,.. để cán bộ công chứng xác minh tính đúng đắn của các thông tin được cung cấp trong sơ yếu lý lịch.

Ở đây, lưu ý đặc biệt nhất mà các cá nhân, tổ chức cần đảm bảo trong hoạt động công chứng, chứng thực là phải đảm bảo những nội dung mà mình cung cấp để công chứng là đúng sự thật; hoàn toàn chịu trách nhiệm với các thông tin mà mình cung cấp. Đối với người thực hiện công chứng, chứng thực, phải kiểm tra tính pháp lý của các thông tin, nội dung cần công chứng. Các lưu ý về quá trình tiến hành công chứng, chứng thực sơ yếu lý lịch giúp đảm bảo tính pháp lý của hoạt động công chứng, chứng thực. Đồng thời, đây chính là cơ sở để hạn chế đến mức tối đa những sai phạm có thể xảy ra.

3. Mẫu sơ yếu lý lịch:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do- Hạnh phúc

SƠ YẾU LÝ LỊCH

TỰ THUẬT

I. THÔNG TIN BẢN THÂN.

1. Họ và tên (chữ in hoa) ……….Nam/ Nữ ….……

2. Sinh ngày……tháng …..năm …..Nơi sinh……..

3. Nguyên quán……………

4. Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ………

5. Chỗ ở hiện nay…………………

6. Điện thoại liên hệ:…………………

7. Dân tộc ……….Tôn giáo …………

8. Số chứng minh……..cấp ngày .…/…./………nơi cấp…

9. Trình độ văn hóa……………

10. Kết nạp Đoàn TNCS HCM………/……./…….. tại……

11. Kết nạp Đảng CSVN..…../……./….…….. tại…………

12. Khen thưởng/ Kỷ luật:……………

13. Sở trường:……………

II. QUAN HỆ GIA ĐÌNH (Ghi rõ họ tên, năm sinh, nghề nghiệp, nơi công tác của bố mẹ đẻ, anh chị em ruột)

1. Họ và tên cha: ………… Năm sinh: …..………

– Nghề nghiệp hiện nay: ………………

– Cơ quan công tác : …………………

– Chỗ ở hiện nay: ……………

2. Họ và tên mẹ: ………… Năm sinh: ………

– Nghề nghiệp hiện nay: ………………

– Cơ quan công tác : ……………………

– Chỗ ở hiện nay: ………………………

3. Họ và tên Anh/chị em ruột: ….. Năm sinh: ……

– Nghề nghiệp hiện nay: ……

– Cơ quan công tác: ……

4. Họ và tên Anh/chị em ruột: ……. Năm sinh: ………

– Nghề nghiệp hiện nay: …………

– Cơ quan công tác : ………………

5. Họ và tên Anh/chị em ruột: ……. Năm sinh: ………

– Nghề nghiệp hiện nay: ……………

– Cơ quan công tác : …………

III. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO.

IV. TÓM TẮT QUÁ TRÌNH CÔNG TÁC.

Tôi xin cam đoan bản khai sơ yếu lý lịch trên đúng sự thật, nếu có điều gì không đúng tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời khai của mình.

Tp……., ngày ……tháng ……năm 20..…

Xác nhận của cơ quan đang công tác Người khai

hoặc địa phương nơi đăng ký hộ khẩu (ký và ghi rõ họ tên)

……………………………………………

4. Quy định chung về các nội dung cần có trong sơ yếu lý lịch:

Khi tiến hành thực hiện sơ yếu lý lịch, các cá nhân cần đảm bảo các thông tin cụ thể sau đây:

– Các thông tin liên quan đến cá nhân người làm sơ yếu lý lịch phải được cung cấp đầy đủ: Họ và tên; ngày tháng năm sinh; giới tính; nguyên quán; hộ khẩu thường trú; chỗ ở hiện nay; điện thoại liên hệ; dân tộc, tôn giáo; trình độ văn hóa; căn cước công dân; Kết nạp Đảng; khen thưởng.

Đây là các thông tin, nội dung mang ý nghĩa căn bản nhất mà các cá nhân phải đảm bảo cung cấp đầy đủ. Bản chất của sơ yếu lý lý là tờ khai các thông tin về cá nhân và nhân thân. Vậy nên, nếu không cung cấp đầy đủ các thông tin liên quan đến nhân thân thì tờ khai sơ yếu lý lịch sẽ không đảm bảo giá trị.

– Người làm sơ yếu lý lịch cần cung cấp đầy các thông tin của các thành viên trong gia đình: Cha, mẹ, anh chị em ruột, vợ, chồng, con cái,… Các thông tin về nhân thân cũng cần đảm bảo đầy đủ về: Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ thường trú,..

– Công dân trong bản sơ yếu lý lịch của mình cũng cần cung cấp những thông tin liên quan đến quá trình đào tạo học vấn, quá trình công tác của mình. Đây chính là cơ sở để các nhà tuyển dụng xem xét, nhìn nhận năng lực, học vấn của các cá nhân này.

Như vậy, khi làm sơ yếu lý lịch, người dân cần phải đảm bảo những thông tin về nội dung nêu trên. Thực tế, các thông tin cần được cung cấp trong sơ yếu lý lịch thường được định ước theo mẫu cụ thể có sẵn. Người lập chỉ cần dựa vào mẫu sẵn để điền thông tin của mình lên. Sơ yếu lý lịch là tờ khai các thông tin liên quan đến cá nhân và nhân thân của người lập. Đây là căn cứ để các cá nhân, cơ quan, tổ chức dựa vào để giải quyết các vấn đề liên quan đến pháp lý, hoạt động tuyển dụng của công dân. Do đó, trong quá trình hoàn thiện nội dung của sơ yếu lý lịch, người dân luôn luôn phải tuân thủ nguyên tắc lời khai trung thực, cụ thể, rõ ràng. Có như vậy, mọi thông tin được công chứng, chứng thực mới đảm bảo tính hợp pháp toàn diện nhất.

Văn bản pháp luật sử dụng trong bài viết:

Luật công chứng 2014

Nghị định 23/2015/NĐ-CP Về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký và chứng thực hợp đồng, giao dịch