1. Tìm hiểu về bệnh sốt xuất huyết
Sốt xuất huyết là căn bệnh truyền nhiễm thường xảy ra vào mùa hè. Bởi vì, loài muỗi mang virus gây bệnh – muỗi vằn chủ yếu sinh sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiều ao nước đọng lại. Do đó, thời điểm thuận lợi để sốt xuất huyết có thể bùng phát thành dịch chính là vào mùa hè hoặc sau mùa mưa.
Loài muỗi mang virus gây bệnh – muỗi vằn chủ yếu sinh sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm, nhiều ao nước đọng lại
Khi hút máu từ người mắc bệnh, muỗi sẽ truyền virus Dengue sang cho người khỏe mạnh qua vết đốt. Tuy nhiên, không phải tất cả muỗi Vằn đều có khả năng truyền bệnh, mà chỉ do muỗi cái thuộc chi Aedes đốt. Muỗi Aedes aegypti là véc tơ truyền bệnh chủ yếu ở hầu hết các khu vực bệnh lưu hành. Khoảng sau 8 – 11 ngày nhiễm virus, cơ thể người bệnh sẽ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như: phát ban, sốt cao, ói mửa,…
Đối tượng bị sốt xuất huyết:
Mọi đối tượng đều có thể mắc bệnh sốt xuất huyết. Đồng thời, người da trắng bị nhiễm virus gây bệnh này lại chiếm tỷ lệ lớn hơn so với người da màu.
Tỷ lệ người tử vong do sốt xuất huyết gây ra ngày càng tăng cao. Cho đến nay, bệnh vẫn chưa có vaccine phòng ngừa và thuốc đặc trị. Do đó trong những trường hợp nặng, bác sĩ sẽ đưa ra các biện pháp điều trị triệu chứng và chống sốc tích cực. Còn đối với những trường hợp nhẹ thì bệnh sẽ tự khỏi sau một tuần nên bạn chỉ cần nghỉ ngơi, chăm sóc hợp lý.
2. Người bị sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì?
Bên cạnh việc điều trị bằng thuốc do bác sĩ chỉ định, thì chế độ ăn uống hợp lý cũng giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh. Vậy, sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì? Bạn nên lựa chọn các loại trái cây dưới đây để bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của mình giúp cơ thể hồi phục:
Đu đủ:
Đu đủ là một loại quả chứa nhiều kẽm và các chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể như: folate, papain, chymopapain, kali,… Ngoài ra, loại quả này còn giàu vitamin C và chất xơ giúp người bệnh tăng sức đề kháng, tăng số lượng tiểu cầu, bạch cầu và tốt cho tiêu hóa. Không chỉ vậy, đu đủ còn có tác dụng ngăn chặn quá trình đông máu và hàn gắn vết thương.
Vì vậy, mỗi ngày người bệnh nên ăn từ 2 – 3 miếng hoặc uống một cốc nước ép đu đủ để cải thiện tình trạng sức khỏe.
Mỗi ngày người bệnh nên ăn từ 2 – 3 miếng hoặc uống một cốc nước ép đu đủ để cải thiện tình trạng sức khỏe
Kiwi:
Trong quả kiwi chứa rất nhiều loại vitamin, điển hình nhất đó là: vitamin C, vitamin E, vitamin K. Đồng thời, đây cũng là loại quả giàu chất xơ và chất chống oxy hóa cao. Do đó, người bệnh nên ăn hoặc uống nước ép kiwi hàng ngày để nâng cao hệ miễn dịch, giúp cải thiện tình trạng sốt xuất huyết. Bên cạnh đó, việc bổ sung kiwi vào bữa ăn cũng làm tăng số lượng tiểu cầu và chất điện giải cho cơ thể.
Lựu:
Flavonoid polyphenolic là chất chống lại sự phát triển của virus gây bệnh có trong quả lựu. Ngoài ra, loại trái cây này còn giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp người bệnh tăng sức đề kháng và tăng lượng tiểu cầu có trong máu.
Vì vậy, người bệnh nên uống một cốc nước ép lựu khoảng 300ml cùng với 2 thìa nước chanh sau bữa trưa hoặc cách 2 giờ uống 1 lần.
Quả lựu giàu vitamin C và chất chống oxy hóa giúp người bệnh tăng sức đề kháng và tăng lượng tiểu cầu có trong máu
Ổi:
Trong các loại trái cây thì ổi có hàm lượng vitamin C lớn nhất. Để tăng cường hệ miễn dịch và sản sinh tiểu cầu, người bị sốt xuất huyết nên bổ sung ổi vào mỗi bữa ăn của mình. Đồng thời, người bệnh cũng có thể làm nước ép ổi để uống. Cách làm này không chỉ giúp người bệnh dễ hấp thu vitamin C có trong quả ổi mà còn làm tăng hương vị thơm ngon.
Cam:
Khi nói đến vitamin C, người ta không thể không nhắc đến các loại trái cây thuộc họ cam quýt. Bởi vì trong các loại quả này, không chỉ giàu vitamin C mà còn chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa.
Xem thêm : Bach Khoa Aptech
Vì vậy, người bị sốt xuất huyết nên ăn nhiều cam, quýt để bù lại lượng nước đã mất khi bị sốt, đồng thời tăng sức đề kháng, giảm bớt mệt mỏi. Với hàm lượng xơ cao nên loại trái cây này còn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
Dưa gang:
Dưa gang là loại trái cây giàu nước và khoáng chất giúp cơ thể giải nhiệt rất tốt. Người bị sốt xuất huyết có thể ăn trực tiếp hoặc dùng dưa gang để làm sinh tố.
Dưa gang là loại trái cây giàu nước và khoáng chất giúp cơ thể giải nhiệt rất tốt
Bí ngô:
Bí ngô là loại quả chứa nhiều vitamin A có tác dụng hỗ trợ trong quá trình phát triển tiểu cầu. Vì vậy, người bị sốt xuất huyết nên sử dụng bí ngô làm sinh tố, uống cùng với một vài thìa mật ong. Để mang lại hiệu quả tốt, người bệnh nên uống 2 – 3 ly mỗi ngày, như vậy sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục. Ngoài ra, người bệnh có thể dùng bí ngô để nấu canh hoặc súp.
3. Những lưu ý liên quan đến dinh dưỡng cho người bị sốt xuất huyết
Ngoài việc bổ sung các loại trái cây vào bữa ăn, thì người bị sốt xuất huyết nên có chế độ ăn uống hợp lý. Dưới đây là một số điều liên quan đến dinh dưỡng mà người bệnh nên lưu ý:
Bù nước:
Trong quá trình bị bệnh, sốt cao khiến cơ thể bị mất nhiều nước và điện giải. Do đó, người bệnh nên bù nước bằng cách uống nhiều nước lọc hoặc nước ép trái cây theo sở thích. Trái cây giàu vitamin C và khoáng chất sẽ tăng sức bền của thành mạch, đồng thời tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Ăn thức ăn mềm, lỏng:
Khi bị sốt xuất huyết, cơ thể mệt mỏi khiến người bệnh không muốn ăn, chán ăn. Để cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch, người bệnh chỉ nên ăn những thức ăn mềm, lỏng chứa nhiều chất đạm như: súp gà, cháo thịt bò,… Ngoài ra, người bệnh có thể uống sữa để dễ hấp thu.
Hạn chế ăn đồ nhiều dầu mỡ:
Những món ăn chiên, xào nhiều dầu mỡ sẽ gây khó tiêu. Vì vậy, người bệnh nên hạn chế ăn những thức ăn chứa dầu mỡ.
Sốt xuất huyết nên ăn trái cây gì? Sau khi đọc xong bài viết, chắc hẳn bạn đã biết thêm nhiều loại trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, cải thiện tình trạng bệnh. Việc bổ sung trái cây vào trong bữa ăn hàng ngày cho người bệnh là cần thiết. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng hợp lý kết hợp với việc uống thuốc đều đặn sẽ giúp bạn nhanh chóng khỏi bệnh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp