Bài phỏng vấn góp phần phân tích, rút ra những điều thiết thực để tiếp tục thực hiện mục tiêu độc lập, dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, kiên định thực hiện thắng lợi con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.
Loạt bài phân tích về sự kiện sau 30 năm Liên Xô sụp đổ trên Báo Quân đội nhân dân Điện tử
30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam – Bài 5: Quân đội – công cụ mạnh và tin cậy nhất “khoanh tay đứng nhìn”
30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam – Bài 4: Những vũ khí tư tưởng mang hàng triệu vi trùng
30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam – Bài 3: Đỉnh cao lao dốc “tự diễn biến” , “tự chuyển hóa”
30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam – Bài 2: Khi “then chốt của then chốt” bị…gài chốt
30 năm Liên Xô sụp đổ và bài học cho Việt Nam – Bài 1: Khi Đảng Cộng sản tự xóa bỏ chính mình
Nỗi đau của nhân loại
Phóng viên (PV): 30 năm Liên bang Xô viết sụp đổ, đánh dấu bằng buổi tối mùa đông lạnh giá 25-12-1991, đồng chí đánh giá thế nào về cơn địa – chính trị chấn động thế kỷ XX này và tác động của nó với nhân loại, với Việt Nam đến nay?
Đồng chí Vũ Quốc Hùng, nguyên Phó chủ nhiệm Ủy ban kiểm tra Trung ương.
Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Thế kỷ 20, Liên bang Xô viết là niềm tin, hy vọng của loài người, trong đó có nhân dân Việt Nam. Niềm tin, hy vọng đó không phải là hão huyền mà là thực tiễn bởi vì khi đó, nước Nga là một đất nước chưa phát triển nhưng nhờ Cách mạng Tháng 10 đã trở thành một nước hùng cường. Có thể nói Liên bang Xô viết là chỗ dựa cho lực lượng tiến bộ trên thế giới, đấu tranh chống lại áp bức, bóc lột. Trong điều kiện thông tin tuyên truyền khi đó còn hạn chế nhưng niềm tin vào Cách mạng tháng 10 đã đi sâu vào lòng người Việt Nam.
Chiến thắng phát xít đã chứng tỏ rằng, Liên Xô phải hùng mạnh toàn diện mới ghi dấu ấn lịch sử với nhân loại. Điều này cũng chứng tỏ rằng, Hồng quân Liên Xô và các nước đồng minh đã tạo tiền đề quan trọng chấm dứt Chiến tranh Thế giới thứ II, giúp loài người thoát khỏi thảm họa phát xít. Liên Xô như là một “thành trì” vững chắc để bảo vệ nền hòa bình thế giới khi đó.
Chiến thắng phát xít Đức là thành quả của Liên Xô đã ảnh hưởng đến một loạt các nước ở Đông Âu, được giải phóng và trở thành các nước cộng hòa dân chủ nhân dân.
Xem thêm : Sinh sản vô tính ở động vật – Môn Sinh học – Lớp 11
Chiến thắng này cũng tác động rất lớn đến Việt Nam, thể hiện niềm tin, hy vọng vào Cách mạng Tháng 10. Nước bạn Liên Xô đã giúp Việt Nam rất nhiều trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, trong đó có lĩnh vực đào tạo cán bộ nói chung và cán bộ lực lượng vũ trang nói riêng, giúp đỡ, hỗ trợ trang thiết bị, vũ khí cho nước ta…
Là một người Việt Nam, trước sự kiện này, tôi cảm thấy rất đau lòng. Một đất nước hùng cường như thế, một đất nước có Đảng Cộng sản Liên Xô lãnh đạo lớn mạnh như thế mà cuối cùng Liên bang Xô viết sụp đổ, Đảng Cộng sản Liên Xô tan rã. Đau đớn nhất chính là những người nhân danh Đảng tuyên bố thủ tiêu Đảng, giải tán Đảng.
Đây là một nỗi đau của nhân loại, tôi vô cùng tiếc về sự đổ vỡ này và thất bại của Đảng Cộng sản Liên Xô, Nhà nước Liên bang Xô viết.
Các thành viên Đảng Cộng sản Nga tại lễ kỷ niệm 100 năm Cách mạng Tháng 10 Nga ở thủ đô Moskva. Ảnh: TTXVN
PV: Xin đồng chí cho biết quan điểm của mình từ bài học sụp đổ của Liên Xô trước đây và vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay?
Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Theo những thông tin mà tôi biết được thì một trong những nguyên nhân gây sụp đổ, tan rã của Đảng Cộng sản Liên Xô là suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, công tác cán bộ…không làm đúng những điều Lê-nin đã cảnh báo. Đảng đã thoái hoá biến chất thì làm sao lãnh đạo đất nước được nữa.
Liên Xô trước khi sụp đổ đã xảy ra khủng hoảng về người đứng đầu của Đảng, từ yêu cầu của thực tiễn, họ cũng tiến hành cải tổ nhưng sự cải tổ này không đúng nguyên tắc nên dẫn đến tan rã.
Tôi cho rằng, điều quan trọng khiến Liên Xô tan rã là khi những người lãnh đạo bắt đầu bị thoái hoá biến chất, khi nhà nước Liên Xô sụp đổ; nguyên tắc tập trung dân chủ, phê bình, tự phê bình nhiều năm không làm, nên chủ nghĩa xã hội mới thoái trào và cuối cùng là chuyên quyền, độc đoán, chỉ mang tính cá nhân rồi dẫn đến tan rã.
Chủ nghĩa xã hội mà Mác Lê-nin và Ăng ghen sáng lập và nhiều nhà khoa học cùng góp phần đã chủ trương xây dựng chủ nghĩa nhân đạo, con người được hạnh phúc trên cơ sở thương yêu, đoàn kết, kỷ cương.
Đảng Cộng sản Việt Nam có được sự nghiệp như hiện nay là biết bao hy sinh xương máu của nhân dân, của các anh hùng, liệt sĩ mới giành được chiến thắng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, chúng ta đã có Cách mạng Tháng 8 năm 1945 thành công, rồi sau đó là Giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước ngày 30-4-1975.
Những vấn đề xảy ra ở Liên bang Xô viết là những bài học về xây dựng và chỉnh đốn Đảng đối với chúng ta.
Hàng nghìn người đội mưa xếp hàng vào Lăng viếng lãnh tụ Lê-nin vẫn thường thấy trên Quảng trường Đỏ. Ảnh: TRẦN NAM TRUNG
“Chống kiêu ngạo cộng sản”
Xem thêm : Nguồn gốc và ý nghĩa của trứng phục sinh có thể bạn chưa biết
PV: Được biết, đồng chí đã từng có thời gian học tập ở Liên Xô, cảm tưởng của đồng chí ra sao về đất nước và con người nơi đây?
Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Tôi đã hai lần ở Liên Xô, đó là năm 1961-1968, tôi được đào tạo kỹ sư ở nước này và sau đó năm 1976-1979, tôi bảo vệ luận án Tiến sĩ ở Liên Xô.
Tôi thấy, tuy rằng thời kỳ đó, cuộc sống của người dân Xô viết còn nhiều khó khăn về kinh tế, nhưng quan hệ con người với con người luôn sâu đậm; tình người, tình thương yêu con người rất đậm nét, đó là truyền thống của dân tộc này. Người dân sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với nhau và cả với các nước khác. Trong đó có những cuộc vận động để ủng hộ người Việt Nam những năm chiến tranh được người dân Liên Xô hưởng ứng rất thiện chí.
Đến bây giờ, tôi luôn tâm đắc những bài viết, câu nói của Lê-nin như: “Thà ít mà tốt”, tức là đặt yếu tố chất lượng lên trên chứ không phải thành tích; “Chống kiêu ngạo cộng sản”…
Khi học ở Liên Xô trước đây, tôi được nhiều thầy giáo người Nga kể lại, Lê-nin là người rất bình dị, kể cả một người nông dân muốn gặp Lê-nin thì ông cũng sẵn sàng tiếp mà không có sự phân biệt, đối xử. Từ phong cách của Lê-nin cho thấy, là người lãnh tụ như Lê-nin luôn lắng nghe người dân, thấu hiểu nguyện vọng của dân để từ đó có những cách giải quyết hợp tình, hợp lý. Rất tiếc là ông mất sớm. Những người lãnh đạo tiếp theo đã làm trái những nguyên tắc của Lê-nin.
Những hình ảnh do các phóng viên Báo Quân đội nhân dân Điện tử ghi lại trong chuyến công tác gần đây tìm hiểu những di tích lịch sử của CH Belarus, một nước thuộc Liên Xô .
PV: Xin đồng chí cho biết chiến lược xây dựng cán bộ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng nói chung, xây dựng đội ngũ cán bộ chiến lược nói riêng phải thực hiện như thế nào để mang lại hiệu quả tích cực?
Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Văn kiện Đại hội lần thứ XIII của Đảng và các văn bản ở cấp Trung ương, Bộ Chính trị đã ban hành thì tôi thấy khá toàn diện để giúp cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ mới, thích ứng với nhiệm vụ cách mạng. Đã có những cán bộ mới, trẻ, có tâm và có tầm được bổ nhiệm vào các vị trí quan trọng. Điều này thể hiện sự đổi mới của Đảng và phù hợp với thực tế hiện nay. Tuy nhiên, đánh giá con người phải qua trải nghiệm thực tế. Hy vọng, với công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật sát sao, sẽ phát hiện được những hiền tài.
Phi chính trị hoá quân đội là quan điểm sai trái
PV: Thực tiễn ở Liên Xô đặt ra vấn đề gì về công tác quản lý báo chí, chống phi chính trị hoá quân đội, thưa đồng chí?
Đồng chí Vũ Quốc Hùng: Có thời gian, một số đối tượng phản động có những việc làm sai trái, đòi phi chính trị hoá quân đội thì cần phải lên án. Ở nước ta hiện nay thì hai lực lượng quân đội và công an là lực lượng bảo vệ Tổ quốc, an ninh quốc gia, xã hội. Những việc khó, nguy hiểm thì lực lượng quân đội đều tham gia như chống lũ lụt, phòng, chống dịch Covid-19 thời gian qua, lực lượng quân đội tham gia rất tích cực và hiệu quả, tạo được niềm tin yêu của nhân dân với các chiến sĩ Bộ đội Cụ Hồ, đó là thực tiễn của đất nước ta và cũng là thực tiễn từ khi quân đội nhân dân Việt Nam được thành lập. Phi chính trị hoá quân đội là quan điểm sai trái.
Tôi cho rằng, Đảng lãnh đạo trực tiếp, toàn diện về mọi mặt của Quân đội để rèn luyện, đào tạo Quân đội trở thành lực lượng chính quy, trong đó có những chiến sĩ hết lòng phụng sự Tổ quốc, nhân dân. Bằng kỷ luật quân đội và bằng rèn luyện trong quân ngũ sẽ giúp Bộ độ Cụ Hồ luôn có tư tưởng vững vàng, trung thành với Tổ quốc và nhân dân.
PV: Xin trân trọng cảm ơn đồng chí!
KHÁNH HUYỀN (thực hiện)
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp